- Sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận công bố dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) nhằm huy động các nguồn lực tập trung chống dịch vì bệnh dịch đang lan nhanh, những ngày qua số trẻ nhập viện tăng thêm so với trước đây...


Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân là do có sự tác động mạnh từ giới truyền thông làm người dân hiểu rõ sự nguy hiểm tác hại đến trẻ khi mắc bệnh, họ không tự chữa ở nhà mà đưa đến ngay bệnh viện.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Hòa - PCT Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận nói: Tôi đã mời TS Nguyễn Văn Khải dập dịch giúp dân, hôm nay ông ấy đã về tới Ninh Thuận. Diễn biến của dịch TCM tại Ninh Thuận hiện khá phức tạp. Thời điểm tôi ký công bố là dịch xảy ra tại 16 xã, phường, nhưng tới giờ các cơ sở báo lên thì có tới 54 xã, lại vừa có thêm một cháu qua đời.




Sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận công bố dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) nhằm huy động các nguồn lực tập trung chống dịch vì bệnh dịch đang lan nhanh, những ngày qua số trẻ nhập viện tăng thêm so với trước đây...

"Vậy là tại tỉnh Ninh Thuận đã tăng thêm 1 cháu tử vong. Ở bệnh viện thì không còn đủ chỗ, có lúc 5 cháu phải nằm một giường. Tôi rất đau lòng...' - ông Hoà nói.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận, bệnh TCM đến hôm nay đã lan ra 54 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và bệnh diễn biến rất phức tạp.

Kể từ lúc tỉnh công bố dịch TCM có 471 bệnh nhân mắc bệnh, đến ngày 10/11, trong toàn tỉnh bệnh nhân tăng lên con số 566 ca, chỉ trong vòng 7 ngày có thêm 1 trẻ tử vong.

Và con số trẻ em nhập viện hàng ngày tại bệnh viện tuyến tỉnh tăng theo từng giờ. Đến trưa 11/11, tại Phòng A3 khu cách ly bệnh TCM bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận có thêm 4 trẻ vừa nhập viện, hiện trong tình trạng tay- chân - miệng nổi mọng nước, sốt cao nằm mê man.




Bà Lê Thị Sáu và cháu bé Lê Gia Huy đang điều trị tại Khu cách ly Khoa Truyền Nhiễm

Chúng tôi gặp bà Lê Thị Sáu ở xã Phước Đồng, huyện Ninh Phước ngồi bên giường bệnh cháu ngoại là Lê Gia Huy (3 tuổi). Cháu Gia Huy nằm bất động, chân và miệng đang nổi mụn nước làm cháu không ăn uống được đã hai ngày nhập viện.

Bà Sáu nói: “Tui đi thay nuôi cháu từ hôm qua đến giờ, nhìn thấy cháu bệnh lo lắng sốt ruột mà không biết làm sao. Tui hỏi bác sĩ thì bác sĩ chỉ im lặng khám rồi đi. Bệnh viện có cho uống thuốc nhưng không thấy “xứt thuốc”.

Làm việc với bệnh viện, TS Khải đã hướng dẫn cho các điều dưỡng Khoa Nhi “Quy trình phòng chống dịch lở loét do bội nhiểm khuẩn”. TS Khải tiếp tục khẳng định lại những gì mà mình đã tuyên bố trên báo là sẽ dập được dịch tại Ninh Thuận bằng phương pháp dùng Anolyt và muối sạch bảo hòa trong nhiệt độ 400C.

Ông Khải khẳng định rằng: “Đây chỉ là bệnh bội nhiễm do lở loét chứ không phải bệnh TCM? Nếu chúng ta điều trị được viêm nhiễm thì chắc chắn sẽ không lẫn lộn. Cần phải gọi đúng tên bệnh của nó thì chúng ta mới có phác đồ điều trị hợp lý”.

Ts Nguyễn Văn Khải trao đổi biện pháp dập dich TCM với Khoa Nhi

Ông Lê Minh Định, Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận nhận xét: Số ca mắc bệnh TCM trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là đối tượng chưa chủ động thực hiện được các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Dù ngành y tế tỉnh đã dốc sức tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền và phòng dịch cho người dân nhưng sự phát triển nhanh của dịch bệnh đã vượt quá dự báo ban đầu và khả năng kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Tình hình dịch bệnh TCM ở Ninh Thuận đang lan nhanh, UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu ngành y tế phải khẩn trương phối hợp với các ban, ngành, địa phương bằng mọi cách phải dập dịch trong tháng 12 tới.

'Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để TS Khải giúp dân Ninh Thuận; đồng thời trích kinh phí địa phương cho các cơ sở y tế bổ sung tân dược đặc trị Gamma Globuline để điều trị bệnh có hiệu quả' - ông Định nói.

Võ Tấn

>> Đã có địa phương công bố dịch tay chân miệng