- Sau khi VietNamNet mở diễn đàn “Chấm điểm bệnh viện” và diễn đàn “Y đức”, ngoài việc tham gia “chấm điểm” 10 bệnh viện được nêu trong danh sách thì các bệnh nhân đã nhân cơ hội “kể tội” thêm nhiều bệnh viện khác trên cả nước. Điều đáng chú ý là trong số các bệnh viện bị điểm mặt chỉ tên thì toàn bộ đều là bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Những “điểm sáng” được khen ngợi rất yếu ớt.

TIN LIÊN QUAN:

>> VietNamNet mời bạn đọc chấm điểm bệnh viện 

Nhiều bệnh viện, bác sỹ bị kể tội

Bạn đọc Nguyen Huu Luong cho biết mình bị yếu khớp cầu ở quai hàm. “Nhưng sau nửa ngày chờ đợi và khám bệnh ở BV RHM TPHCM, tôi chỉ nhận được 1 câu trả lời duy nhất là: bệnh này không chữa được và phải về nhà tập.

Tôi cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ ấy vậy mà tôi cố gắng hỏi bác sĩ nhưng vẫn đáp lại là “về nhà tập luyện đi”. Là người bệnh ai cũng lo lắng nhưng thái độ của bác sỹ như thế khiến tôi rất nản”.

Còn bạn đọc Phạm Thị Hồi thì phản ánh: “Tôi đã từng sử dụng phòng bì ở 1 BV Nhi ở HN, rồi BV P.S. Tôi đã từng bị y tá mắng thậm tệ, bị đối xử như kẻ ăn xin, ăn mày”.

Sau khi VietNamNet mở diễn đàn “Chấm điểm bệnh viện” và diễn đàn “Y đức”, ngoài việc tham gia “chấm điểm” 10 bệnh viện được nêu trong danh sách thì các bệnh nhân đã nhân cơ hội “kể tội” thêm nhiều bệnh viện khác trên cả nước.

Bạn đọc Nguyễn Ánh Dương không liệt kê cụ thể bệnh viện nào nhưng tỏ ra rất bi quan về chất lượng các bệnh viện: “Tôi mà được phép, tôi chấm cho Bác sỹ, y tá, hộ lý 5 điểm. Thái độ, cung cách làm việc của họ, cứ có bệnh là biết liền. Tôi có BHYT nhưng ko bao giờ tôi khám bằng BHYT hết. Không có phong bao, mình kêu họ thì họ nạt nộ thôi rồi”.

Điều đáng chú ý là nhiều bạn đọc thay vì kêu ca đã “nhờ” VietNamNet về khảo sát thực tế và làm phóng sự về y đức ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện trong cả nước.

“Không biết đã có ai từng khám và điều trị ở bệnh viện đa khoa N.A chưa? Ở đây nan phong bì và nạn vòi vĩnh bệnh nhân hết sức trắng trợn! Từ bác sỹ đến y tá... Hãy một lần nằm điều trị ở bệnh viện này thi biết ngay!”, một bạn đọc giấu tên cho biết. Các BV như BV đa khoa tỉnh V.P, tỉnh Q.N cũng được người bệnh liệt vào “danh sách đen”.

Những điểm sáng yếu ớt

Bên cạnh những ý kiến tiêu cực (chiếm phần lớn) thì VietNamNet cũng nhận được các ý kiến phản hồi tích cực tại một số khoa, phòng của các bệnh viện bởi những nơi này phục vụ tốt, bác sỹ và y tá đều hết lòng vì bệnh nhân.

Bạn đọc Trần Anh Tuấn cho biết, bố anh vừa được điều trị nội trú đợt 11 ngày tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai.

Anh nhận xét: Bệnh viện thực hiện quy trình nhập, xuất viện nhanh, khoa học (như quy trình ISO); Các Bác sĩ, Điều dưỡng, cán bộ chuyên môn (nói chung cho cả GS, PGS, TS, BSCK, BSNT ....) có trình độ giỏi và y đức tốt; Việc nhận phong bì, quà biếu hoàn toàn không có; Khu nhà Nhật rất sạch sẽ, ngăn nắp và tuân thủ quy định, nội quy đề ra (không cho mang giường xếp vào, người nhà vào thăm đúng giờ....). Đề nghị Tòa soạn và các Phóng viên nên khai thác cả khía cạnh người dân khi vào viện.

Bạn đọc Lê Kim Lan thì “bỏ phiếu” cho Bệnh viện Đại học y dược TP. HCM và đánh giá “đây là Bệnh viện phục vụ rất tốt”.

Đặc biệt, bạn đọc Lương Anh Tuấn cũng chán ngán khi nhắc đến 10 bệnh viện được đưa ra chấm điểm bởi trong 10 bệnh viện quý báo nêu ra để chấm điểm thì anh đã trải qua hơn một nửa, bản thân anh thấy thì trong tất cả các bệnh viện đó chất lượng phục vụ tồi tệ, đội ngũ Điều dưỡng, y tá, bác sỹ hách dịch.

Anh Tuấn dành thiện cảm cho BV Huyết Học Truyền Máu Trung Ương vì chất lượng phục vụ rất tốt, đội ngũ điều dưỡng, y tá, bác sỹ đều làm việc vì người bệnh.

Y đức: Chỉ giáo dục không thì chưa đủ

Bạn đọc Lê Hương Trà cho rằng nạn phong bì thể hiện đạo đức kém trong tất cả các ngành không riêng gì ngành y tế. Đây là một vấn đề lớn cần có sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành tìm cách khắc phục, không thể nói chung chung được.

Theo bạn Trà, hãy bắt đầu từ việc tuyển dụng cán bộ công chức, lãnh đạo các cấp hãy nói không với phong bì đi, sau đó đi sâu vào từng ngành cụ thể. Ngành giáo và ngành y cần được chú ý đặc biệt. Cần phải mổ xẻ đủ các khía cạnh, chỉ giáo dục ở trường lớp không đủ mà phải bằng thực tế.

“Đây là thói hư mà chính người bệnh và thân nhân người bệnh "thích" làm. Họ chỉ sợ không làm như vậy sẽ không được đối xử tử tế khi chữa bệnh. Hãy đưa ra một nghịch đảo là nếu bác sỹ tố bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cố tình đưa phong bì cho bác sỹ thì xử lý thế nào?”,

“Làm sao xóa bỏ được nạn chạy chức chạy quyền trong các bộ ngành rồi hãy nói tới y đức, đạo đức nghề nghiệp. Lên chức một giám đốc, hiệu trưởng nghe đâu cũng rất tốn kém, một y tá ra trường muốn xin vào một bệnh viện nào đó có nơi cũng tốn cả trăm triệu...

Vậy làm sao không có tham nhũng được? Hãy làm cho ra nhẽ tệ nạn này rồi hãy kêu gọi y đức. Cần tổ chức diễn đàn để người dân có ý kiến. Xin cảm ơn quí báo đã mở diễn đàn”, độc giả Trà nói.

Ở chiều ngược lại, bạn đọc Nguyễn Tiến Trung cũng cho rằng người bệnh cũng cần xem lại mình khi cứ đưa phong bì khi bác sỹ không gợi ý.

“Đây là thói hư mà chính người bệnh và thân nhân người bệnh "thích" làm. Họ chỉ sợ không làm như vậy sẽ không được đối xử tử tế khi chữa bệnh. Hãy đưa ra một nghịch đảo là nếu bác sỹ tố bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cố tình đưa phong bì cho bác sỹ thì xử lý thế nào?”, độc giả Trung nói.

Theo bạn đọc Hoàng Thắng thì điều kiện cần là vận động phong trào như vừa qua là chuẩn, điều kiện đủ là đủ bù đắp sức lao động cho họ là không cần chỉnh. Nếu không kết hợp được cả hai thì e là không thể giải quyết được vấn đề.

Ngọc Anh (Tổng hợp)