Các quan chức quân đội Anh đã tỏ ra rất cứng rắn trong các đánh giá của họ. Trong một cuộc họp kín ở Whitehall, họ nhún vai coi khinh các đợt tấn công chết người vào London bằng hàng loạt các đợt pháo kích liên tiếp của Đức. Những loại pháo mà Hitler gọi là “vũ khí trả thù”. Các quan chức Anh gọi đó là “quy mô nhỏ” và “không đáng kể về mặt quân sự”.  

Loại bom bay mà Hitler dành tặng London

Nhưng khó có thể nói là “quy mô nhỏ” khi mà những người đàn ông và phụ nữ điên cuồng đào bới trên đống gạch vụn của hơn 100.000 ngôi nhà bị phá hủy ở Croydon, Wandsworth, những người thân yêu của họ có thể bị lấp trong đó.  

Đó là vào khoảng năm 1944, và đối với những người dân Anh đã kiệt sức vì chiến tranh từ năm 1939, cuộc xung đột đã gần như chấm dứt. 

Trên lục địa cũ, các lực lượng đồng minh đang truy quét quân Đức trở về biên giới. Tuy nhiên, vẫn có hàng ngàn dân thường đang bị thiệt mạng, bị vùi xác vì một loại bom rơi từ trên trời xuống và không thể nhìn thấy. Những quả bom này rơi mà không hề có sự cảnh báo nào khi mà chiến tranh đã rút về trong đại lục với sự trả thù kinh hoàng.  

Những đợt không kích dữ dội với 10.000 quả bom bay V-1 và 1.400 quả pháo V-2 nhằm vào London trong khoảng tháng 4/1944-3/1945 cũng chỉ vô ích. Đó có thể là lần tung súc sắc cuối cùng của Hitler trong cuộc chơi mà ông ta đã cầm chắc phần thua. 

Nhưng với những người bị phải hứng bom thì cảm giác lại không như vậy. Trong một khoảng thời gian nào đó, nỗi sợ hãi lên đến tột đỉnh, rằng người Anh đang gặp vấn đề. Còn trên phố, các cuộc tàn sát dường như không ngớt, đạo đức xuống cấp và không khí chết chóc bao trùm. 

Đó là ngay trước bình minh ngày 13/6/1944, các thủy thủ của tàu tuần tra Hải quân Hoàng gia ở Kênh nước Anh nhìn thấy một “ngọn lửa sáng bừng chân trời” với tốc độ rất cao từ duyên hải nước Pháp. 

Ở duyên hải Kent, người bán rau Ernest Woodland và thợ nề Archibald Wraight đã nghe thấy “tiếng rít” và nhìn lên trời xem có gì đó đang bay qua. 

Vào không phận Anh là những quả bom bay đầu tiên V-1. Đáng ra thì không có gì phải ngạc nhiên về việc này. Bởi quân đội Anh từ lâu đã được cảnh báo về loại vũ khí bí hiểm này. 

Trước đó nhiều năm, đã có rất nhiều tin đồn về loại bom bay, và Hitler còn không hề giấu giếm việc ông ta có một thứ vũ khí siêu hạng có thể “buộc Anh quốc phải ngã gục”. 

Các bộ óc sáng láng nhất nước Anh đã hết sức cố gắng để giải mã xem chính xác thì mối đe dọa đó là gì và khi nào nó sẽ ra mắt. 

Những quả bom bay đầu tiên đáp ở khu vực gần A2 ở Kent, và không gây ra nguy hiểm gì – chỉ có vài con gà và hai nông trại bị thiệt hại. Nhưng đợt bom thứ tư bay vào khu vực ngoại thành và vào trung tâm thủ đô London, với mục tiêu chính là Cầu Tháp của London. 

Một đợt bom V2 đã khiến 110 người thiệt mạng

Những quả bom này rơi vào đường tàu hỏa gần với ga Liverpool. Khối thuốc nổ nặng 1 tấn phát nổ, khiến 6 người thiệt mạng, 28 người bị thương và 200 người mất nhà. 

Với những người London thì một giai đoạn mới đầy chết chóc của chiến tranh đã bắt đầu. Khi chiến tranh kết thúc, 9000 người đã thiệt mạng, 25000 người bị thương nghiêm trọng. 

Việc tìm hiểu và phá hủy loại vũ khí thù địch của Hitler lại không phải là thời khắc mà nước Anh đoàn kết lại, những tài năng xuất chúng lúc đó lại không thể có chung một tinh thần hợp tác. 

Họ lượm lặt được các thông tin vụn từ những bức ảnh chụp trên không trung, lén chuyển các báo cáo từ các nhóm Kháng chiến tại thực địa, và truyền thông của Đức được phiên dịch từ người phá mã tại trung tâm tối mật Bletchley. 

Các ý kiến chia làm hai hướng. Một thì cho rằng vũ khí bí hiểm của Đức là một loại pháo, số khác lại cho rằng đó là bom tự động. 

Loại bom này to đến đâu? Bay với tốc độ nào? Sức phá hủy? Có bao nhiêu quả bom đang được sản xuất và ở đâu? Khi nào chúng được phóng? Các câu hỏi đều mang tính sống còn khi mối đe dọa vẫn còn trước mắt, nhưng những gì rõ ràng nhất có thể thấy khi đó là sự bất nhất, mâu thuẫn và đầy hoang mang. 

Một số nơi lại quá lo sợ, cho rằng các tên lửa mang theo 10 tấn thuốc nổ, mỗi quả đều có thể giết và gây thương vong cho hàng trăm người. London có thể bị thổi bay chỉ trong vòng 1 tuần.

Họ muốn cả thành phố đi sơ tán. Số khác lại có chiều hướng đánh giá thấp tất cả mọi thứ, coi đó chỉ là chiêu phỉnh lừa của người Đức. Họ cho rằng mối đe dọa chỉ rất nhỏ, chẳng phải lo lắng thế. 

Do Thủ tướng Winston Churchill không thể có được thông tin rõ ràng từ những bối rối ngày càng gia tăng, ông đã kêu gọi các kế hoạch lên án trả đũa, kể cả bằng bom hóa học hoặc bom sinh học nếu cần. 

Các hành động được thiết lập đối với các loại bom V-1. Các khu vực nghiên cứu và chế tạo đã được xác định, các hạm đội hoặc máy bay oanh tạc đã được xuất kích để loại trừ các loại bom này. 

Hàng  ngàn phi công đã hy sinh trong các cuộc đột kích không thành. 

Rất nhiều công việc đã tiến hành trong các nhà máy dưới lòng đất kiên cố nằm ở trái tim của nước Đức. 

  • Lê Thu (theo Daily Mail)

(Còn nữa)