Triều Tiên đã chấp thuận ngưng chương trình hạt nhân và thử tên lửa tầm xa của họ để đổi lấy viện trợ lương thực từ Mỹ. Nhưng triều Tiên đã đạt được những bước tiến trong các kế hoạch quân sự của họ trong những năm gần đây. Liệu Bình Nhưỡng có thật sự nghiêm túc về việc từ bỏ các thành quả của mình vì lương thực?

Cái giá phải trả: Tên lửa

Triều Tiên đang là trung tâm phổ biến công nghệ hạt nhân toàn cầu, tiến hành hoạt động ngoài tầm giám sát của nước ngoài. Theo cơ quan Dự báo Quốc tế, bình Nhưỡng đã bán ra ngoài khoảng 1.200 tên lửa, chủ yếu là tên lửa tầm gần trong khoảng giữa những năm 1987-2009. Các khách hàng của họ bao gồm các quốc gia từ khắp trung Đông và Nam Á, gồm cả Pakistan và Iran. Các tên lửa xuất khẩu là một nguồn thu nhập đáng kể cho Triều Tiên.

Chú thích ảnh: Đầu đạn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Để cho chắc chắn, Triều Tiên cho chạy trên tàu kín, và việc dò tìm nguồn gốc của những công nghệ tên lửa này đặc biệt khó khăn. Chẳng hạn, Bình Nhưỡng đã cho biểu dương tên lửa tầm trung BM25 (3000-4000km) vào năm 2010. 

Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào về các cuộc thử nghiệm hoặc triển khai hệ thống này. Không ai hay biết gì về nguồn gốc của các loại vũ khí này hoặc làm thế nào chúng xuất hiện tại Triều Tiên.

Người Mỹ thích nói về công nghệ và tài liệu bị rò rỉ từ Văn phòng Thiết kế Makeyev (nơi thiết kế ra tên lửa R-27) ở Miass (Nga), hoặc từ Hải quân Nga. Tuy nhiên, có một kịch bản là: các sinh viên Iran học tại các đại học kỹ thuật quân sự tại Nga cho tới cuối những năm 90 có thể là nguồn gây ra rò rỉ tài liệu này.

Nhưng, có thể Triều Tiên không có tên lửa tầm xa thực sự hoặc chỉ có rất ít. Các kho đạn của Bình Nhưỡng hầu như chỉ có các tên lửa Hwasong - một loại tên lửa được thiết kế phần lớn dựa trên nền tảng của tên lửa chiến thuật R-17 của Liên Xô.

Tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên có tầm xa khoảng 700km đã được bán cho Iran và trở thành nguyên mẫu đầu tiên cho các tên lửa Shahab. Syria cũng mua một số tên lửa này. Theo các chuyên gia, Triều Tiên đã sản xuất khoảng 500-1000 tên lửa này, với một nửa trong số đó được bán cho nước ngoài.

Vào cuối những năm 90, Triều Tiên sử dụng tên lửa Hwasong làm nền tảng cho các tên lửa Nodong và Taepodong. Hai loại tên lửa mới này có tầm bắn vào khoảng 1.200-2.000km.

Tên lửa Taepodong-1 sau đó được dùng để thiết kế nên tên lửa đẩy Taepodong-2. Taepodong-2 được tuyên bố chính thức là tên lửa xuyên lục địa. Theo thông tin từ Bình Nhưỡng, vệ tinh nhân tạo đầu iên của Triều Tiên được phóng vào không gian hồi đầu năm 2009 sử dụng tên lửa đẩy Taepodong-2. Trên thực tế, vệ tinh này đã rơi trước khi đến Hawaii.

Tuy nhiên, Taepodong-2 có tầm bắn trong khoảng 4.000-6.000km. Còn tầm xa hơn nữa của tên lửa này bị cho là lối nói cường điệu hóa. Nhất là hiện nay, trong một chừng mực nào đó thì loại tên lửa này không nằm ngoài mục đích tuyên truyền tới tai của Mỹ. Tuy nhiên, những cải tiến trong thập kỷ tới đây vẫn có thể giúp cho các tên lửa này phóng ra đầu đạn hạt nhân tới dải bờ Tây của Hoa Kỳ.

Cái giá phải trả: Chương trình hạt nhân

Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân, thực tế đã xác nhận điều này chứ không chỉ là do họ tuyên bố chính thức.

Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào ngày ngày 9/10/2006 và ngày 25/3/2009. Nhưng vẫn còn có những ví dụ khác trong lịch sử hạt nhân của Triều Tiên mà mọi người vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng.

Một vụ nổ rất lớn khó hiểu đã xảy ra tại tỉnh Yangando ngày 9/9/2004. Các chất đồng vị phát thải đặc thù đã được phát hiện vào mùa xuân năm 2010, đây có thể là kết quả từ các cuộc thí nghiệm chưa tới giới hạn - có thể là các vụ tai nạn liên quan tới các phản ứng dây chuyền tự phát, hoặc là một nỗ lực nhằm lắp ráp một thiết bị gây nổ có sử dụng năng lượng từ plutonium.

Cho dù chương trình hạt nhân của Triều Tiên được thực hiện với công nghệ được cho là đã cũ và các nguyên liệu cấp thấp, thì chương trình này vẫn là tân tiến và được tiến hành rất nhanh trong suốt 6 năm quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ "đóng băng".

Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa khả năng lắp đặt các thiết bị hạt nhân - thứ mà Bình Nhưỡng muốn đạt được với vô vàn khó khăn - và hàng loạt các sản phẩm của vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, sự kết hợp đó nhằm xây dựng nên các đầu đạn tên lửa hạt nhân đạn đạo. Chưa có ai biết rõ về tầm cỡ thật sự của vũ khí mà Triều Tiên sở hữu (quy mô có thể sử dụng được với các biện pháp bảo vệ phù hợp, bao gồm cả việc tránh bị phát hiện các rung động gây ra khi phóng tên lửa).

Với một nền tảng chắc chắn mà các kho vũ khí mang lại cho Triều Tiên như vậy, câu hỏi liệu Bình Nhưỡng có thật sự sẵn sàng để từ bỏ các thành quả đó để đổi lấy lương thực hay không - trong chừng mực nào đó - vẫn chỉ là câu hỏi tu từ.

Lê Thu (theo RIA)

Đặc phái viên Triều Tiên sẽ sang Mỹ đàm phán tiếp
Các nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Triều Tiên sẽ sang New York vào tuần tới sau khi hai Mỹ - Triều đạt được thỏa thuận ngừng làm giàu hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực.
 
Tại sao Triều Tiên nhượng bộ?
Đích đến mà Triều Tiên muốn trong việc nhượng bộ Mỹ không chỉ là vấn đề lương thực, mà còn là uy tín quốc tế của vị lãnh đạo trẻ, cũng như chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và sự sống còn với nền kinh tế của Bình Nhưỡng.
 
Triều Tiên đồng ý ngừng thử hạt nhân, tên lửa
Mỹ hôm 29/2 tuyên bố đã đạt được một bước đột phá trong ngoại giao với Triều Tiên.Theo đó, Bình Nhưỡng sẽ ngừng thử tên lửa, thử hạt nhân, chấp nhận thanh tra IAEA.