Theo nguồn tin tình báo rò rỉ của Mỹ, các quan chức Israel nói rằng nếu như họ quyết định tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Iran, họ sẽ làm vậy mà không cần Mỹ có biết hoặc thông qua việc này hay không.

Máy bay chiến đấu F-15 của Israel
Thông điệp trên do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak truyền tải với một số quan chức cấp cao của Mỹ trong chuyến đi công du. Hãng tin AP đã trích lời của quan chức tình báo Mỹ. Vị quan chức này nói về các thỏa thuận chiến lược nhạy cảm về điều kiện giấu tên. Cả Mỹ và Israel đều từ chối đưa ra bình luận liên quan.

Tel Aviv khăng khăng rằng, chiến lược của họ là rất quan trọng để bảo vệ Washington không bị chỉ trích vì đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công của Israel nếu như điều này xảy ra. Nhưng cách làm này cũng cho thấy Israel đã vỡ mộng như thế nào trước quan điểm của Mỹ về cuộc xung đột này.

Mỹ đã nói với đồng minh của mình ở Trung Đông rằng họ sẽ không tiến hành hành động quân sự chống lại Iran, cũng như hậu thuẫn cho hành động đơn phương của Israel. Washington ủng hộ các lệnh trừng phạt cứng rắn như một cách để ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Thông tin về các dự định đơn phương của Israel bị lộ ra trước chuyến thăm quan trọng của ông Netanyahu tới Mỹ vào đầu tháng Ba này. Thủ tướng Israel được cho là đã yêu cầu các bộ trưởng của mình không công bố nội dung thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran vì lo ngại ảnh hưởng tới chuyến đi sắp tới.

Báo cáo về "yêu cầu khóa miệng" này công bố một gnày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Barak có một bài phỏng vấn dài trên truyền hình, mà trong đó ông này nói vê các mối đe dọa mà Iran mang lại.

Các quốc gia phương Tây và Israel đều tin rằng chương trình làm giàu uranium của Iran là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân. Israel dự định không để cho điều này xảy ra. Iran kiên quyết nói rằng chương trình của họ chỉ nhằm mục đích dân sự.

Các căng thẳng lại bùng phát vào hồi cuối tuần qua khi báo cáo giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc bị rò rỉ cho biết "các lo ngại nghiêm trọng liên quan tới các tầm cỡ quân sự tiềm năng đối với chương trình hạt nhân của Iran".

Trong nỗ lực cuối cùng để cản bước tham vọng của Iran, Mỹ và EU đã ban hành lệnh trừng phạt lên ngành công nghiệp dầu lửa của Iran. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt này đã thất bại do các khách hàng dầu lửa truyền thống và chủ yếu của Iran vẫn không thể không mua dầu của nước này. Trong khi đó, Thủ tướng Nga lại tuyên bố ủng hộ việc Iran có hạt nhân và cho rằng các nỗ lực của phương Tây thời gian qua chỉ nhằm thay đổi chế độ tại Iran.

  • Lê Thu (theo RT)