Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đề xuất chính phủ tăng cường trách nhiệm giải trình, hứa hẹn tự do hóa xã hội, cải thiện lương và trợ cấp, và chính sách đối ngoại chủ động khi bước vào kỳ tranh cử Tổng thống tháng 3 tới đây.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin
Cho dù, trong cuộc bầu cử này nhiều người tin rằng ông Putin sẽ nhiều khả năng giành phần thắng.

Ông Putin đã kêu gọi thành lập hệ thống các tòa án hành chính để lắng nghe những lời phàn nàn của công chúng đối với chính quyền.

"Chúng tôi sẽ đơn giản hóa việc xem xét các than phiền của người dân đối với chính quyền, và thành lập các phiên tòa hành chính cho việc này" - ông Putin phát biểu vào hôm qua, trên website tranh cử Tổng thống của mình.

"Chúng tôi sẽ đảm bảo trách nhiệm giải trình của chính phủ đối với công dân. Chúng tôi sẽ thành lập một bộ máy điều hành dân sự hiệu quả đối với các hoạt động của nhà nước trong những lĩnh vực dễ bị tham nhũng nhất như: chi tiêu công, các ngành phục vụ trong nước, xây dựng đường xá và thực thi pháp luật".

Phát triển con người

Thủ tướng Nga khẳng định phát triển con người, pháp luật và tự do sẽ trở thành một ưu tiên của nhà nước và các thể chế của nhà nước.

"Nhà nước nên tạo các điều kiện để bảo vệ từng công dân Nga. Mỗi một người dân phải có tự do lựa chọn trong khi tự do phải dựa trên nền tảng pháp luật".

Ông Putin cũng hứa hẹn các mức lương cao hơn và nhà cửa cho người lao động trong lĩnh vực công.

"Người lao động ở nước Nga thì không thể nghèo. Các chuyên gia tay nghề cao làm việc trong lĩnh vực công sẽ được trả lương cao hơn mức trung bình" - ông Putin nói trong tuyên bố.

Ông Putin cũng hứa hẹn mức trợ cấp cao hơn và các khoản lợi ích xã hội và thu nhập khác.

Kinh tế

Mục tiêu chiến lược của Nga là tăng gấp đôi sản lượng trong thập kỷ tới - ông Putin tuyên bố.

Sức sản xuất thấp sẽ là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế Nga, ông Putin nói thêm rằng Nga hiện còn kém xa so với các cường quốc dẫn đầu về mặt năng lực sản xuất và tiết kiệm nhiên liệu.

"Nếu không thu hẹp khoảng cách này bằng cách hiện đại hóa nền kinh tế, củng cố doanh nghiệp và tăng trưởng đầu tư thì khó có thể tạo ra nền tảng vững chắc cho các tiêu chuẩn sống cao hơn và cả an ninh của đất nước".

Quân sự

Ông Putin hứa hẹn sẽ tiếp tục hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang và củng cố hiệu quả của lực lượng này.

"Các lực lượng vũ trang của chúng ta nên có khả năng đẩy lùi hoàn toàn mọi nguy cơ tiềm năng từ bên ngoài. Chúng ta cần một lực lượng Quân đội và Hải quân năng động, chuyên nghiệp và khả năng tác chiến cao" - ông Putin nói.

Quân đội Nga nên hiệu quả hơn không chỉ bằng các tăng cường về nhân sự, mà cả về nâng cấp các tiêu chuẩn đào tạo nhân sự và sử dụng các công nghệ tân tiến.

Quốc tế

Thủ tướng Nga Putin - người đang được cho là sẽ nắm phần thắng trong cuộc đua trở lại chiếc ghế Tổng thống vào tháng 3 này - cho biết Nga sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại mạnh mẽ và chủ động hơn, hiệu quả hơn trong việc đáp lại các động thái đơn phương của các đối tác.

"Hợp tác quốc tế là con đường song phương. Các biện pháp đơn phương của các đối tác mà không đếm xỉa gì tới quan điểm và lợi ích của Nga sẽ nhận được sự đánh giá và đáp trả tương xứng" - ông Putin nói và bóng gió ám chỉ tới chương trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Ông Putin cảnh báo rằng các luật chơi trong trong nền kinh tế và chính trị toàn cầu "không thể được quyết định sau lưng của Nga".

Ông cũng kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri bên ngoài nước Nga, mong muốn có sự giúp đỡ và hỗ trợ cho những người Nga xa xứ, cộng đồng người Do Thái nói tiếng Nga ở nước ngoài.

  • Lê Thu (theo Ria)

Gặp gỡ báo chí, Putin xuống nước
Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã "hạ giọng" với người biểu tình khi tuyên bố rằng, ông sẵn sàng đối thoại với phe đối lập của Nga.
 
Hậu biểu tình, Putin 'lộ diện'
Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố, ông sẵn sàng đấu tranh vì một cuộc bầu cử tổng thống "sạch" trong năm tới.
 
Người biểu tình thách thức quyền lực Putin
Hàng chục nghìn người biểu tình đã lại đổ xuống đường phố ở khắp nước Nga, yêu cầu tổ chức bầu cử quốc hội mới.
 
Putin: Thỏa hiệp hay trấn áp?
Đảng của ông, đảng cầm quyền nước Nga thống nhất, đã tổn thất nặng nề trong cuộc bầu cử hạ viện. Giờ đây, Thủ tướng Nga có vài ba chọn lựa, nhưng đều khá mạo hiểm.
 
Sao những người giàu lên nhờ Putin lại chống Putin?
Những người tập trung bên ngoài Kremlin hồi cuối tuần trước và hô vang những khẩu hiệu phản đối Putin lại chính là những người trở nên giàu có trong suốt 12 năm nhà lãnh đạo này nắm quyền.
 
Mất phiếu bầu, Putin hứa cải tổ chính phủ
Sẽ có sự đổi mới đáng kể về nhân sự trong chính phủ - ông Putin tuyên bố sau khi đảng Nước Nga thống nhất mất nhiều ghế tại Hạ viện.
 
Logic cho sự trở lại của Putin
Nhà tiên tri phán rằng Thủ tướng Vladimir Putin sẽ trở lại làm Tổng thống Nga từ năm 2012 đến 2024. Tới năm 78 tuổi, ông lại có thể trở thành Tổng thống lần nữa.
 
Vì sao đảng của Putin thất thế?
Theo giới quan sát, có thể vì đảng cầm quyền của Nga quá nổi tiếng, quá quyền lực nên đã khiến cho các đảng đối lập tập hợp chống lại họ.
 
'Cú sốc' với Putin và đảng cầm quyền Nga?
Kết quả sơ bộ cho thấy, đảng Nước Nga thống nhất của Putin rất khó khăn để giành được 50% phiếu bầu trong cuộc bầu cử hôm qua (4/12), so với con số 64% cách đây 4 năm.