Tờ Foreign Policy (Mỹ) cho rằng việc mất một chiếc máy bay do thám vào tay Iran không đáng phải làm rùm beng lên như thế. Cũng như chiếc U-2 từng mất ở Liên Xô cách đây 60 năm, tờ báo này bình luận để có được các thông tin tình báo thuộc loại ưu tiên hàng đầu về Iran, Mỹ không tiếc gì chiếc RQ-170 Sentinel, thậm chí cả những chiếc máy bay đời tối tân hơn thế.

  

Chiếc may bay do thám của Mỹ RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran
Đôi khi, tất cả những gì thuộc về các cuộc chiến tình báo lại thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Vào ngày 1/5/1960, một máy bay do thám của Mỹ là U-2 đã bị tên lửa đất đối không SA-2 của Liên Xô hạ gục tại vùng Sverdlovsk. Sứ mệnh của chiếc U-2 (với mật danh là Chiến dịch Gland Slam) là ghi lại hình ảnh các khu vực tên lửa đạn đạo của Liên Xô để lấp khoảng trống thông tin về tên lửa vốn đang gây tranh cãi nảy lửa tại Washington lúc đó.

Mặc dù Grand Slam là máy bay có năng lực thâm nhập sâu thế hệ thứ 24 của Mỹ có mặt trên đất Liên Xô trong suốt 4 năm, và các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ là CIA đã được cảnh báo về những cải tiến trong hệ thống rađa phòng không và tên lửa của Liên Xô, cú liều đó của Mỹ cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Christian Herter đã biện hộ với Tổng thống Dwight Eisenhower để thu hồi lại các máy bay U-2 như sau: "Các mục tiêu tình báo có giá trị còn hơn cả nguy cơ bị tóm".  

Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Mới đây, đài truyền hình Iran đã phát cảnh hai người đàn ông trong trang phục quân sự đang sờ vào chiếc máy bay cánh cụp mà hãng này cho rằng đó là chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel. 

Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với "tin tưởng cao độ" rằng chiếc máy bay do thám trong clip đó chính là chiếc Sentinel đã mất tích khi thâm nhập vào lãnh thổ Iran. (Chỉ vài ngày trước đó, một quan chức cấp cao đã tuyên bố: 'Người Iran chỉ có một đống sắt vụn và họ đang cố tìm hiểu những gì mà họ có').

Một số quan chức khác đều đã biết rằng chiếc máy bay do thám đó là dưới sự kiểm soát của CIA trong một sứ mệnh thu thập thông tin tình báo trên đất Iran.

Một điều dễ hiểu là một sự việc xảy ra, cùng với dòng tiêu đề bao gồm các từ khóa như "Iran", "máy bay do thám", và "hạt nhân" lại thu hút sự quan tâm lớn đến thế. Tuy nhiên, với tất cả dung lượng trên máy tính cũng như mực in trên báo giấy nhằm thảo luận về việc hạ chiếc Sentinel, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cũng như nói lên điều gì đặc biệt.

Cũng đúng như những gì xảy ra năm 1960, cái giá của việc do thám Iran còn lớn hơn nhiều so với việc chương trình này đang bị bại lộ, hoặc chỉ là việc mất một chiếc máy bay không người lái. Và nó cũng là những gì mà người Mỹ đã phải nghĩ đến từ khoản chi 55 tỉ USD vào năm ngoái cho chương trình tình báo quốc gia. Để hiểu tại sao việc hạ chiếc máy bay này lại là một sự việc "thường thôi", cần phải hiểu rõ quy trình hàng ngày của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC).

RQ-170 Sentinel
Đây là cách thức hoạt động của bộ máy. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đưa ra hướng dẫn nhiệm vụ cho IC thông qua Khuôn khổ các Ưu tiên Thông tin Tình báo (NIPF) - "một cơ chế độc lập để thiết lập các ưu tiên tình báo quốc gia", theo chỉ đạo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI). NIPF phối hợp với ODNI, và cho ra kết quả trong một ma trận các ưu tiên thông tin tình báo của các nhà hoạch định chính sách dựa trên các chủ đề tập hợp từ các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và các cuộc thảo luận với quan chức nội các.

NIPF được cập nhật 6 tháng một lần và do tổng thống ký phê duyệt. Ma trận này bao gồm khoảng hơn 30 vấn đề lo ngại để thu thập thông tin, xếp theo dải hàng ngang, chạy từ mức A (quan trọng nhất) sang mức C (ít quan trọng nhất) với khoảng 180 quốc gia và các nhóm phi quốc gia liệt kê theo hàng dọc. Cuối cùng, ma trận này được ký hiệu bằng màu dựa trên mức độ ưu tiên hiện thời. Sau khi xếp hạng, ma trận này được chuyển ngữ sang chỉ dẫn đặc biệt từ DNI sang các nhà quản lý cấp cao của IC để định rõ vị trí thu thập thông tin và các nguồn lực phân tích.

Mặc dù NIPF được xếp vào hạng "hạn chế phổ biến", nhưng có lẽ là không còn mục tiêu thông tin tình báo nào có ưu tiên cao hơn chương trình hạt nhân của Iran, các khu vực tên lửa đạn đạo, và hệ thống phòng không.

Dựa trên những gì mà Sentinel thực thi trong sứ mệnh của CIA, chắc chắn là có các bản ghi nhớ của tổng thống về việc thông báo cho phép hợp thức hóa việc bí mật thu thập thông tin tình báo về Iran. Hơn nữa, nhất định là các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện đều được báo cáo thường xuyên và rõ ràng về việc CIA sử dụng Sentinel để do thám Iran.

Kể từ khi Iran trở thành ưu tiên thu thập thông tin tình báo quan trọng bậc nhất, điều đó chỉ khiến Mỹ thấy cần phải đưa vào sử dụng các tiềm lực tân tiến nhất của mình, cũng như là lúc họ sử dụng máy bay do thám U-2 nửa thế kỷ trước. Các phương tiện thông tin đưa tin về việc Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay do thám với các nhiệm vụ khác nhau tại Iran từ tháng 4/2004. Iran từng tưởng nhiều máy bay đó là các vật thể không xác định ngoài trái đất.

Năm sau đó, Iran đã phản đối các máy bay do thám của Mỹ thông qua kênh ngoại giao là Thụy Sĩ, và qua thư từ cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu "chấm dứt các hoạt động phi pháp đó". Bản thân máy bay do thám RQ-170 Sentinel đã chụp lại những bức hình sau đó được công bố vào năm 2007. Theo hãng tin AP, RQ-170 Sentinel đã bay trên khắp không phận Afghanistan qua Iran "trong nhiều năm". (Iran cũng cử máy bay do thám tới Mỹ để theo dõi các cơ sở quân sự, như đã chứng minh trong video về tàu USS Ronald Reagan).

Chiếc RQ-170 Sentinel chỉ là một trong số rất nhiều máy bay do thám tại Iran đã rơi vào tay của người Iran, và việc này phía Mỹ cũng đã lường trước. Một cựu quan chức Mỹ bình luận: "Việc liệu có mất một chiếc máy bay do thám không thành vấn đề, mà vấn đề là khi nào".

Có thể thấy RQ-170 Sentinel có bốn ưu tiên thu thập thông tin như sau: 1) Địa điểm và các hoạt động của các khu vực hạt nhân đã biết hoặc đang tình nghi; 2) Địa điểm và hoạt động của các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo và các thử nghiệm tầm xa; 3) Địa điểm và các trại huấn luyện các nhóm tình nghi; 4) Địa điểm và đặc điểm công nghệ của hệ thống phòng không kết hợp của Iran.

Về việc chiếc RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran, Mỹ lo ngại nhất là khả năng Iran sẽ chuyển lại chiếc máy bay này cho các nước khác. Hãng thông tấn Mehr đưa tin rằng "các quan chức Nga và Trung Quốc đã ngỏ ý muốn kiểm tra chiếc máy bay do thám của Mỹ". Viễn cảnh này có vẻ gần giống như vụ việc trước đó. Năm 1998, có tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã có chuyến thăm tới Khost (Afghanistan) để mua tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp còn nguyên si của Mỹ là Tomahawk. Tên lửa này đã không phát nổ trong một cuộc tấn công vào hang ổ của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Khi chiếc U-2 yểu mệnh bị hạ trên đất Liên Xô, chiếc A-12 OXCART tối tân hơn đã ra đời để thay thế, do đó, U-2 không phải là thiệt hại quá lớn. Tương tự vậy, mất chiếc Sentinel chỉ là một bước lùi tạm thời. Như tạp chí Aviation Week đưa tin, hệ thống cảm biến của Sentinel đã bị cho là lỗi thời. Một hệ thống cảm biến mạnh hơn sẽ được trang bị cho các phiên bản tân tiến hơn của RQ-170 Sentinel. Khi nào mà những chiếc máy bay do thám tân tiến đó không may rơi trên đất Iran hoặc các đối thủ khác, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên và cũng không cần thiết phải cảnh báo rùm beng như thế.

  • Lê Thu (theo FP)
Iran tuyên bố không đời nào trả lại máy bay cho Mỹ
Iran sẽ không trả lại chiếc máy bay tàng hình tối tân của Mỹ rơi vào tay lực lượng vũ trang nước này, một chỉ huy cấp cao của Lực lượng vũ trang cách mạng Iran vừa tuyên bố.
 
Thế giới 24h: Iran sẽ "xẻ thịt" phi cơ Mỹ
Iran sẽ mổ xẻ chiếc phi cơ do thám của Mỹ mà nước này bắn hạ hồi tuần trước; Hỏa hoạn kinh hoàng ở Ấn Độ làm hàng chục người chết... là những tin nóng trong ngày.
 
Cận cảnh máy bay tàng hình Mỹ lọt vào tay Iran
Chiếc máy bay do thám tinh vi nhất của Mỹ rơi vào tay Iran như thế nào vẫn là một bí ẩn sau khi nó được trình chiếu trên truyền hình quốc gia Iran hôm 8/12 trong tình trạng nguyên vẹn.
 
Mỹ mất công nghệ máy bay tàng hình vào tay Iran?
Một máy bay không người lái của Mỹ đã bị rơi ở Iran giữa tuần tước khi đang làm nhiệm vụ cho CIA và giờ máy bay này nằm trong tay quân đội Iran, theo hãng tin NBC News.
 
Thế giới 24h: "Sốc" vì Iran hạ phi cơ Mỹ
Iran tuyên bố hạ một phi cơ do thám của Mỹ; Hải quân Philippines bắt giữ 6 ngư dân Trung Quốc; Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Herman Cain bỏ cuộc... là các tin nóng trong ngày.