Trong suốt chiến dịch của NATO nhằm lật đổ chính quyền Libya, Muammar Gaddafi đã liều mình cố gắng phá vỡ sự cô lập và tìm cách vượt qua khủng hoảng chính trị và quân sự trong nước. Gaddafi đã hy vọng Israel can thiệp ngoại giao hoặc quân sự, vì Israel không hề muốn những người Hồi giáo lên nắm quyền tại Libya.

Muammar Gaddafi
Israel đã bày tỏ sự quan tâm trong việc đàm phán với các đại diện của Jamahiriya (nhà nước Libya) . Hầu hết các chính trị gia Israel đều hiểu rằng Gaddafi sẽ không có bất kỳ biện pháp quyết liệt nào chống lại Tel Aviv.

Vào lúc đó, chính quyền Libya tự làm hoen ố hình ảnh của mình bằng cách ủng hộ cho chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông, cả phía châu Âu cũng như Israel đều không đồng ý với việc này. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, điều ai cũng có thể hiểu ra là vị trí của nhóm khủng bố Al Qaeda tại Libya sẽ ngày một lớn hơn. Và điều này không hề khiến cho người Israel yên lòng.

Những lời đồn đoán về một “tình bạn” có thể tồn tại giữa Israel và Libya để chống lại các cuộc nổi dậy loang ra gần như ngay sau khi các rắc rối xuất hiện. Trở lại thời điểm tháng 3/2011, kênh “Al Jazeera” đã phát đi thông tin mà theo đó, Israel đã đóng vai trò như là cầu nối trung gian nữa các binh lính đánh thuê và chế độ Jamahiriya.

Những hành động của Israel chủ yếu dựa trên các quyết định được đưa ra trong cuộc gặp bí mật giữa Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak và Ngoại trưởng Avigdor Lieberman. “Al Jazeera” cũng đưa tin rằng sau cuộc gặp này, Tel Aviv đã đứng về phía Gaddafi.

Sau đó Bộ Ngoại giao Israel đã công khai bác bỏ điều này, nhưng các tin đồn lại nhanh chóng lan ra khắp châu Phi. Tại Senegal, vô số người tình nguyện đã tụ tập trước Sứ quán Israel và gặng hỏi về việc họ được gửi sang Libya với vai trò là lính đánh thuê của Jamihiriya. Tuy nhiên, kiểu “tai nạn” như vậy thường có lợi cho những người Hồi giáo – họ luôn sẵn sàng sử dụng bất kỳ các dịp có thông tin để “bơm” những người cuồng tín chống lại Gaddafi. Một mối quan hệ “ảo tượng” giữa Gaddafi và Israel là một cơ hội quý giá.

Mùa hè năm 2011, lãnh đạo Libya đã cố gắng tiến hành thương thảo với Israel. Có vẻ như Gaddafi đã không hy vọng nhiều vào trợ giúp quân sự như là một dàn xếp ngoại giao cho phía của ông. Theo kênh 2 của Truyền hình Israel, một phái đoàn do Gaddafi gửi đi đã gặp cựu Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni vào tháng Bảy.  Sau đó bà đã nhận được một thông điệp cá nhân từ phía lãnh đạo Libya, và tất nhiên là nội dung của thông điệp này không được đề cập tới.

Tuy nhiên, giới truyền thông dần hiểu được yêu cầu của phía Libya nhằm giúp thay đổi hình ảnh của Đại tá Gaddafi trong con mắt của công chúng Israel. Hơn nữa, Livni đã nhận được từ các đại diện của Jamahiriya một gói dữ liệu tình báo. Sau đó, vào tháng 7/2011, Gaddafi lại tìm đến lãnh đạo cộng đồng Do Thái ở Libya để xin trợ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước. Yêu cầu này đã bị bác bỏ bởi vì người Do Thái không chấp nhận chế độ độc tài.

Một khi lãnh đạo của Jamhiriya đã không thể kiểm soát được đất nước, các cuộc đàm đạo với phái viên sẽ vẫn duy trì. Lần này, Israel đã đưa ra trợ giúp trong việc giải phóng một tù nhân chiến tranh Gilad Shalit. Đổi lại, Libya yêu cầu NATO chấm dứt ném bom vào đầu tháng 9.

Các cuộc đàm phán này do Thứ trưởng Phát triển Negev Ayoob Kara tiến hành. Vị lãnh đạo này định tới Libya để thảo luận với Gaddafi về các điều kiện thả Shalit. Bên cạnh đó, có khả năng hai bên tính đến việc ký một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã không chấp thuận cho vị này tới Libya vì lý do an ninh.

Trong khi đó, Shalit lại được trả tự do sớm nhưng lại thông qua dàn xếp của Đức và Ai Cập, và các điều khoản thực hiện lại không hề có lợi gì cho Israel. Vậy Gaddafi biết điều gì liên quan tới các thỏa thuận về việc thả binh lính Israel bị bắt cóc? Liệu Gaddafi có gây ảnh hưởng lên việc dàn xếp này không, hay là ông có định lừa phỉnh Israel sang phe của mình?

Sẽ chẳng ai có thể biết hết toàn bộ sự thật về câu chuyện này. Nhưng có một điều hết sức rõ ràng: vào tháng 9/2011, những ngày cuối cùng của Gaddafi đã đến. Gaddafi chỉ có thể thoát chết bằng cách trốn khỏi Libya. Tuy nhiên, Israel có vẻ như không sẵn sàng cưu mang vị lãnh đạo của Jamahiriya khỏi cuộc thảm sát. Thậm chí, cả việc trao đổi thông tin tình báo từ Libya cho Tel Aviv cũng không thể “mua” được tình bạn của người Israel.

Cộng đồng quốc tế có thể chỉ trích bất kỳ quốc gia nào có ý định giúp cho Gaddafi. Thêm nữa, Israel cũng chẳng ham hố gây hấn với các nước châu Âu khi mà mối quan hệ vốn đã chẳng dễ dàng có được. Và chẳng đời nào Israel lại bất đồng với châu Âu và Mỹ về vấn đề Gaddafi.

  • Lê Thu (theo Pravda) 

Gaddafi: Nội tình vài vụ gai góc nhất
Tham vọng làm lãnh tụ ám ảnh Gaddafi. Gaddafi bỗng nhiên tuyên bố công nhận nước ông đang theo đuổi một chương trình nguyên tử bí mật nhắm tới mục tiêu chế tạo bom nguyên tử.
 
Gaddafi ghét Saddam, kết bạn với cách mạng hồi giáo Iran?
Về quan hệ giữa Qaddafi với Saddam Hussein, Abdu Rahman Shalqam phân tích: Saddam thường tỏ ra trịch thượng với Gaddafi và không ngại châm chọc ông này.
 
Gaddafi trong những ngày cuối tuyệt vọng
Thế giới đã chứng kiến những giây phút thảm bại cuối cùng của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Giờ đây, một quan chức cấp cao của chế độ cũ lại lên tiếng kể về những ngày cuối cùng tuyệt vọng của vị đại tá này.
 
Những ảnh chưa từng công bố của gia đình Gaddafi
ờ Chính sách Đối ngoại đã công bố một loạt các bức ảnh và tư liệu chưa từng được công bố, ghi lại những cuộc gặp với lãnh đạo nhà nước cho tới những bức hình riêng tư trong gia đình Gaddafi. 
 
Con trai Gaddafi dùng lính đánh thuê đưa sang Zimbabwe?
Saif al-Islam, con trai của nhà lãnh đạo Libya bị giết chết Muammar Gaddafi, có thể đang chạy sang Zimbabwe với sự giúp đỡ của các tay súng đánh thuê người Nam Phi.

 
Thế giới lập dị của Gaddafi
Cái chết của Muammar Gaddafi đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 8 tháng ở Libya. Trong 42 năm lãnh đạo đất nước, ngoài sự độc tài, ông này còn được nhớ đến như một người có nhiều hành động lập dị.
 
Xác định xong nguyên nhân cái chết của Gaddafi
Các bác sĩ đã hoàn tất khám nghiệm tử thi của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi hôm 23/10 và xác nhận ông này có nhiều vết thương ở bụng và chết vì vết thương do đạn bắn vào đầu.
 
Libya - Dầu mất, tật mang
Khi chiến trường Libya đã ngớt tiếng súng, người cần lật đổ đã chết, cũng là lúc người dân Libya lại quay trở lại cuộc sống 'thường nhật' của mình. Nhưng, họ còn lại gì?
 
Chân dung Thủ tướng Libya
Việc Libya chọn một giáo sư chuyên về kỹ thuật điện được đào tạo ở Mỹ và có ít kinh nghiệm chính trị vào vị trí Thủ tướng sẽ làm an lòng cả phương Tây và người dân quốc gia Bắc Phi này.
 
Bao nhiêu thường dân Libya chết vì NATO?
Khi NATO chấm dứt chiến dịch Libya, có bao nhiêu dân thường đã phải bỏ mạng trong các cuộc không kích của liên minh quân sự này? Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được.