- Một giảng viên người Đức sang Việt Nam đào tạo ngắn hạn về quản lý tại một cơ quan nhà nước. Bà rất ngạc nhiên khi học viên thường xuyên vắng và đi học muộn.

Phần việc giao phải hoàn thành trong lúc nghỉ trưa thì học viên đem tới lớp làm vào đầu giờ chiều. Bà giáo lo lắng thực sự trước hiện tượng bất thường nói trên.

Bà băn khoăn tự hỏi: Mình giảng tồi quá, hay trong quá trình học lỡ nói gì xúc phạm học viên, vốn dĩ rất khác với dân tộc bà về văn hóa.

Khi biết tâm trạng của bà, học viên cười thầm: Bà sẽ hết ngạc nhiên nếu  sang Việt Nam lần thứ hai.
Làm việc nhóm, kỹ năng còn thiếu của nhiều người

Lớp học với mươi học viên được tổ chức ở một cơ quan lớn và hiện đại nhất nhì thủ đô. Song cái ghế trong phòng học lại to quá khổ. Mỗi lần cần dịch chuyển để sử dụng máy chiếu hay bảng viết, bảng ghim… rất khó khăn. Bà đề nghị một cái ghế nhỏ và nhẹ nhưng cơ quan không có.

Bà cho biết, ở nước Đức, bàn ghế trong phòng học đều nhỏ, nhẹ…tiện cho việc di chuyển linh hoạt, tạo khoảng cách gần gũi giữa giảng viên và học viên chứ không to và nặng như ở… phòng học này.  

Người Đức chú ý từ cái ghế trong phòng học. Nhưng ở Việt Nam, nhất là các cơ quan sống bằng ngân sách, thì cái ghế phải “hoành tráng” và bề thế mới tạo động lực phấn đấu chứ? Và đã ngồi vào rồi thì… chẳng ai muốn chuyển.

Động lực nào khiến chúng ta phấn đấu trong công việc? Để giúp học viên trả lời câu hỏi này, bà giáo người Đức vẽ lên bảng tam giác động cơ làm việc với 5 cấp độ. Đáy là nhu cầu tối thiếu (1- survival needs),  tiếp theo là nhu cầu an toàn (2- safety needs), nhu cầu xã hội (3-social needs), nhu cầu được tôn trọng (4-Ego needs), trên đỉnh là nhu cầu toàn diện (5- Needs for self – realization).

Bà giáo người Đức rất ngạc nhiên khi một nhóm bắt đầu có số điểm âm (-) nhưng quyết không thương lượng với nhóm kia để (cả hai) đừng tiếp tục (-) “sâu” hơn.

Kết quả vòng cuối cùng, một đội điểm (-) “nặng” và đội kia điểm (+) không cao. Một bài và học về thương lượng và đối thoại trên tinh thần win-win nhớ đời cho người Việt.
Nhu cầu được học viên đánh dấu nhiều nhất là (4) và (5). Riêng nhu cầu an toàn  (safety needs :công việc ổn định; chính sách của công ty rõ ràng, tin cậy; có lương hưu, bảo hiểm…) thì không có dấu tích nào.

Bà giáo ngạc nhiên vì nhu cầu này ở các nước khác được chú trọng. Rồi bà “ồ” lên một tiếng khi biết học viên trong lớp đều thuộc diện “long term contract” - hợp đồng dài hạn.

Trong phần “giải quyết mâu thuẫn”, bà giáo hỏi đỉnh điểm của mâu thuẫn dẫn tới điều gì? Học viên đưa ra nhiều câu trả lời nhưng không ai đề cập tới “thôi việc” hoặc “thuyên chuyển công tác”. Bà giáo đâu biết ở Việt Nam, người ta giải quyết mâu thuẫn tài lắm! Chẳng ai dại gì thôi việc, nhất là đang bám vào bầu sữa ngân sách.

Thú vị và đặc biệt nhất là bài tập có tên  KABE. Học viên chia thành hai nhóm, mỗi bên giữ hai chữ cái (K.A) hoặc (B.E) và bí mật đưa ra các chữ cái K,A,E,B thông qua người thứ 3. Sự kết hợp hai chữ cái cho số điểm khác nhau. Mục đích cuối cùng của bài tập là làm thế nào hai nhóm có số điểm dương (+) nhiều nhất.

Bà giáo người Đức rất ngạc nhiên khi một nhóm bắt đầu có số điểm âm (-) nhưng quyết không thương lượng với nhóm kia để (cả hai) đừng tiếp tục (-) “sâu” hơn.

Kết quả vòng cuối cùng, một đội điểm (-) “nặng” và đội kia điểm (+) không cao. Một bài và học về thương lượng và đối thoại trên tinh thần win-win nhớ đời cho người Việt.   

  • Ngô Thiệu Phong