- "Để con tự do buông thả đến tuổi trưởng thành là khuynh hướng thứ ba đang hiện hữu ở những gia đình đổ vỡ" - bài viết tiếp của tác giả Nguyễn Hồng Phúc, Canada.

Bài 1: Cách mẹ Việt ở Bắc Mỹ dạy con
Bài 2: Thế hệ chúng ta dạy dỗ con như thế nào?
Bài 3: Để con tự quyết khi đến tuổi trưởng thành

Ly hôn và những hệ luỵ...

Các phụ huynh thuộc khuynh hướng này ít hay không có thì giờ để quan tâm đến hành động của trẻ con. Từ đó, trẻ con có thể hình thành lối sống không tốt, có thói hư tật xấu rất khó uốn nắn. Tâm lý các em rất hoang mang...


Ảnh có tính chất minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Một ông bạn già thời nối khố của tôi vào những năm đầu sau biến cố 75, gia đình gồm một hiền thê và 6 con ngoan ngoãn di cư sang Canada sinh sống. Sau một thời gian ngắn, anh chị quyết định ra toà ly dị.

Đứa con trai út của anh chị đang học năm thứ nhất ngành luật. Chán nản vì em rất thương cha mẹ và không muốn bố mẹ chia tay và cũng nhiều lần khuyên giải bố mẹ để xé tờ đơn xin ly dị. Nhưng rồi ông bà cũng chia tay.

Gần một năm sau người ta tìm thấy xác em trong một công viên gần nhà em. Em cảm thấy quá tuyệt vọng vì không thể nhìn thấy vấn đề trong gia đình em và em quyết định kết liễu cuộc đời mình bằng cách treo cổ trong công viên lúc vắng người ban đêm…

Guillaume, 24 tuổi người Canada và cũng là một tay chơi đá banh khá trong đội banh của tỉnh tôi ở và trong nhóm với con trai thứ nhì tôi từ lúc em được 9 tuổi. Trong vài năm sinh hoạt trong đội bóng dá, tôi được biết rất nhiều về gia đình em Guillaume.

Em chơi hay, học hành cũng khá. Đến năm em được 15 tuổi, cha mẹ em chia tay. Cha đi theo con đường cha chọn lựa, còn mẹ đi tìm người yêu khác…Từ đó em bất chấp việc học hành. Em hay giao du với đám bạn mới, trộm vặt trong cửa hàng và bị cảnh sát lập biên bản cảnh cáo vài lần vì em chưa đến tuổi thành niên để bị tù tội…

Cha em đổ lỗi vào mẹ không chịu lo cho con cái. Bà vợ cũ trách ông bố không bồi dưỡng đầy đủ cho con cái cho nên mới ra sự việc. Tóm lại không ai chịu nhận trách nhiệm về phần mình. Vài năm sau đó Guillaume bị bắt vì tội buôn bán thuốc gây nghiện khi em tròn 18 tuổi…

Cách sống và suy nghĩ của giới trẻ hải ngoại

Đa số ở hải ngoại cho nên con cái dễ dàng thu nhập nền văn hóa và tập quán Tây phương, cách suy nghĩ của chúng giống như những đồng nghiệp người Ý, người Pháp, người Mỹ, Phi, Ấn hay Hi-lạp…

Khi dạy dỗ cũng như khi bàn bạc với các con, chắc hẳn con cái không thấu hiểu hết những gì cha mẹ muốn diển đạt vì sự bất đồng ngôn ngữ…

Chúng ta không thể nói suông với các con với lập luận như  "ngày xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, ta phải luôn luôn nghe lời ông nội bà nội… ", chúng chỉ tin bằng mắt và nghe bằng tai mà thôi.

Chúng ta thử xem xét lại ba (3) phương diện – nhân bản, trí tuệ và đạo đức để xét đoán thế hệ trẻ đang và sẽ ở vào giai đoạn nào.

Về nhân bản, giới trẻ ngày nay dễ bị đồng hóa không ít thì nhiều văn hoá Tây phương - cởi mở và rộng lượng hơn chúng ta, lịch sự và khiêm nhường nhưng có phần bạo dạn hơn.

Về lĩnh vực trí tuệ, giới trẻ ngày nay sống ở hải ngoại với đầy đủ phương tiện vật chất hơn cha mẹ chúng, có nhiều môi trường và phương tiện để tiến xa hơn trong những nghành chuyên môn kỹ thuật, nếu các em có ý chí và sự hướng dẫn tốt.

Riêng về đạo đức hoàn toàn đều tùy thuộc vào cách giáo dục và hướng dẫn của mỗi bậc phụ huynh. Có nhiều gia đình muốn duy trì văn hóa Việt hơn gia đình khác. Có rất nhiều bậc cha mẹ vì kém sinh ngữ khi hội nhập vào xã hội mới cho nên chỉ trao đổi với con cái trong nhà không bằng tiếng mẹ đẻ.

Vì thế rất nhiều trẻ bây giờ rất kém cỏi tiếng Việt, có nhiều em ở tuổi trưởng thành vẫn không hiểu tiếng Việt khi nói chuyện với cha mẹ hay ông bà của chúng. Đây là vấn đề lo ngại lớn nhất trong cộng đồng Việt hiện nay ở hải ngoại.

Công bằng mà nói không có cách giáo dục nào hoàn hảo. Chưa chắc thế hệ con chúng ta khá hơn thế hệ chúng ta. Có điều chúng ta phải công nhận là mức tiến triển về vật chất và trí tuệ của thế hệ mới sẽ đi nhanh hơn.

"Con cái bây giờ phán xét cả bố mẹ" - là lời than vãn của một số bậc phụ huynh ngày nay. Vì sự tự do ngôn luận, con cái sẽ tự do bàn bạc với bố mẹ một cách rất cởi mở có khi đưa đến sự cải vả không hay trong gia đình.

Đau đầu với nạn bỏ học

Hiện nay, ở các nước Tây phương đang đương đầu với tệ nạn "bỏ học". Các báo chí đang hô hào các học sinh đừng bỏ học, đến các cuộc biểu tình rộng lớn khắp nơi phản đối học phí gia tăng và ngân sách giáo dục bị cắt. 

Anh viết một bài có tựa “A Quiet Revolution” trên tuần báo Newsweek tháng 2 năm 2009, trong đó có một câu nhận xét gây choáng váng: “Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ là cái nền của sự thành công của đất nước Hoa Kỳ, nhưng từ gần 100 năm qua, nền giáo dục này đã không thay đổi”.

Cái thiếu thốn lớn nhất của giáo dục Mỹ, theo Gates, chính là sự cải cách (innovation) đã không được đầu tư đúng mức. Từ gần 1 thế kỷ nay, cái cách mà chúng ta chuẩn bị cho học sinh đối phó với thách thức của học tập đã bị giữ nguyên. Gates viết: “Nếu chúng ta không tìm ra cách thức để cải thiện nhà trường, biến nó thành hữu ích thật sự và trở nên đại chúng, chúng ta sẽ không sao thực hiện được giấc mơ bình đẳng và Hoa Kỳ sẽ không sao cạnh tranh nổi với các cường quốc khác trong tương lai”.

Nhưng quan sát kỹ, thời gian gần đây chính vấn đề giáo dục mới làm nhức nhối nhiều người ở Hoa Kỳ. Đất nước có những trường đại học danh tiếng nhất thế giới, có các nhà bác học tài ba và đông đảo, có những Viện khoa học nghe qua tên là sinh lòng kính nể, nhưng hiện nay đất nước vĩ đại này đang... tuột xuống hạng 10 trên thế giới về xếp hạng giáo dục

Năm 2010 Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đề nghị đề xuất một ngân khoản 900 triệu đô la nhằm giúp đỡ các tiểu bang và các học khu chống lại hiện tượng bỏ học của học sinh và thành tích thấp tại các trường học. Có nhiều trường học đang cố gắng giúp học sinh làm sao có đủ điểm để vượt qua các kỳ thi, nhất là các em gốc da đen và Nam Mỹ có tỉ lệ học hành kém hay bỏ học khá cao.

TIN BÀI KHÁC
Rèn con mà không cần "vitamin roi"
Mẹ Việt chọn roi mẹ Hổ hay kẹo chú Sam?
Mẹ Hổ dạy con: Đông hay Tây không gì hoàn hảo
Mẹ Hổ dạy con làm nước Mỹ sửng sốt
Cắt cơn "muốn chết" của cậu con cá biệt
Mẹ Việt "trị" con cá biệt kiểu Thụy Điển
Uốn nắn con theo chiến thuật nhà binh

Nguyễn Hồng Phúc (Canada)
Bài 5: Gia đình là trường học tốt nhất