- Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm gần 200.000 bệnh nhânmắc lao mới và 30.000 người tử vong. Bệnh nhân lao tập trung chủ yếu ở tuổi laođộng (22-44 tuổi) chiếm tới 40% (đa phần là nam). Ước tính có 5.000-6.000 bệnhnhân lao kháng đa thuốc.


Thống kê của ngành y tế cho thấy cứ ba người mắc bệnh lao ở Việt Nam thì một bịkháng thuốc và chi phí điều trị cho trường hợp này cao hơn hàng chục lần so vớibệnh nhân lao thông thường

Trong khi đó, tại các khu vực đặc biệt như trại giam, tỷ lệ mắc bệnh lao cao gấp5-6 lần, khiến cho lao phổi đa kháng thuốc chưa được kiểm soát. Mỗi năm có thêmgần 6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc (trong khi tỷ lệ điều trị thành công ởnhững bệnh nhân này chỉ 70%).



Khám cho bệnh nhân lao (Ảnh minh họa: SKĐS)

Phó giáo sư Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốcBệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nước ta có tỷ lệ dân số bị nhiễmlao cao, trong đó bệnh nhân lao phổi mỗi năm có khoảng 70.000 người.

Có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhưng có đến 7% số người mắc bệnh lao không điềutrị do tâm lý e ngại khiến căn bệnh dễ chữa biến thành khó chữa. Trong khi đó cóbệnh nhân bị bệnh nhưng chữa trị không đúng cách gây nhiễm chéo trong gia đình,cộng đồng khiến việc điều trị rất phức tạp.

Dù đã có cả một chương trình chống lao quốc gia thế nhưng số người mắc lao vẫnngày một đông. Thực trạng này là do sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh.

Với hơn 20.000 người chết mỗi năm do lao, Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Namđứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và là quốc giaxếp thứ 14 trong 27 nước có số bệnh nhân lao kháng đa thuốc cao.

Bệnh lao hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu hiểu và đầu tư đúng. PGS Đinh NgọcSỹ khuyến cáo: Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi như: sốt nhẹ vềchiều, mệt mỏi, gầy sút chán ăn, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm đautức ngực, khó thở, ho ra máu, người bệnh cần phải đến đúng cơ sở chuyên khoa đểđược chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh vì điềuđó không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng, mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộngđồng.

Tỷ lệ người bị đột quỵ, mất trí gia tăng tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) kéo dài từ năm 2007 – 2011, điều tra hơn 10.000 ca tử vong tại 192 xã thuộc 16 tỉnh cho thấy một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả hai giới là đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não), sau đó mới đến tai nạn giao thông, trầm cảm, rối loạn do sử dụng rượu, thoái hóa khớp, ung thư gan.


Đột quỵ xảy ra khi não không còn đủ máu. Tình trạng này sẽ tiêu diệt các tế bào não.


Tại hội thảo khoa học chuyên đề “Bệnh lý mạch máu não” vừa được tổ chức tại Hà Nội, GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai cho biết cho đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 31 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, trong đó có khoảng 25-41% mắc chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ.


N.Anh