- Dự án Luật Biển Việt Nam sẽ được Chính phủ trình để Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay.

Theo nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình năm 2011 vừa được Quốc hội thông qua chiều nay (6/8), dự án Luật Biển Việt Nam sẽ được Chính phủ trình để Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ hai, cuối năm nay.

Ảnh: Lê Anh Dũng
Năm 2012, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 23 dự án luật và cho ý kiến 16 dự án luật.

Các dự án luật dự kiến sẽ thông qua là: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật tài nguyên nước sửa đổi, Luật đô thị, Luật điện lực sửa đổi, Luật đô thị, Luật thủ đô…

Các dự án luật lần đầu trình Quốc hội cho ý kiến là Luật đất đai sửa đổi, Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai…

Sửa Hiến pháp: Sẽ mời các chuyên gia, nhà khoa học

Chiều nay, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nguyên bảy định hướng sửa đổi như đã trình ra Quốc hội trước đó.

Trong quá trình thảo luận, nhiều ĐBQH cho rằng nên tập trung vào vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, viện kiểm soát, chính quyền địa phương…

Tuy nhiên, báo cáo giải trình trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng mục đích sửa đổi, bổ sung Hiến pháp  lần này là để thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được xác định trong các cương lĩnh chính trị và văn kiện ĐH Đảng XI chứ không chỉ tập trung chủ yếu vào riêng vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước.

Những ý kiến đóng góp cụ thể khác của các ĐBQH về nhiều vấn đề (như quyền phúc quyết của dân, cơ chế kiểm soát quyền lực... - PV) đã được chuyển đến Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của QH, số lượng thành viên Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã được tăng từ 27 lên 30 người. Bổ sung đại diện Ủy ban Tư pháp, Viện khoa học xã hội và Viện khoa học công nghê Việt Nam vào thành phần ủy ban.

Thành phần ủy ban đã đảm bảo sự cân đối giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cũng như giữa các nhà quản lý và các chuyên gia, nhà khoa học”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đánh giá.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽ thành lập Ban biên tập bao gồm các chuyên gia, các nhà khoa học đại diện cho nhiều giới, ngành nghề khác nhau.

Như vậy, Ủy ban sẽ có 30 người, bao gồm các vị: chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội), Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu (Phó Chủ tịch Quốc hội).

28 ủy viên là đại diện các bộ, ngành, các ủy ban QH như Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước…

Theo lộ trình, Ủy ban sẽ trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp (lần thứ nhất) vào kỳ họp cuối năm 2012.

Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân trong khoảng hai tháng (từ tháng 3 đến tháng 4/2013). Dự kiến tháng 10/2013, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Lê Nhung
'Đừng tạo khoảng cách với dân'
Với dân, không cần sự tế nhị mà cần tin cậy, thẳng thắn. Đừng tạo những khoảng cách không đáng có giữa Chính phủ với dân - ĐB Dương Trung Quốc nói trong phiên thảo luận sáng nay.
 
Sửa Hiến pháp: Giải mã 'quyền lực nhà nước thuộc về dân'
Thảo luận về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp và lập UB dự thảo sửa đổi, các ĐBQH đề nghị làm rõ tư tưởng "quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân".
 
Hiến pháp và Điều lệ Đảng, mấy điều suy nghĩ
Điều 4 Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều lệ Đảng viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền". Lãnh đạo và cầm quyền không phải là những khái niệm tương đương.