Việt Nam đang hướng tới mục tiêu cho 2030 với trên 1.000 sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Để lan toả hơn nữa những thương hiệu quốc gia của Việt Nam mà cũng là những giá trị mang tính thông điệp sâu sắc về hình ảnh Việt Nam, trong vai trò chủ công thực hiện các chiến lược thương hiệu, Bộ Công Thương đã xác định rõ các hướng đi cho thời gian tới.

W-giongluamoi.png
Nghiên cứu giống lúa mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động và có độ mở cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 thế giới. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Các hoạt động xây dựng thương hiệu không chỉ là việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.

Năm nay chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tập trung cho một chủ đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài mới đó là “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. Nâng tầm những giá trị cốt lõi không chỉ là việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn là việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, giá trị THQG Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Chương trình luôn đồng hành hỗ trợ địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển Thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào, sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhận thức mối quan hệ mật thiết giữa Thương hiệu quốc gia với thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bởi vậy, nâng tầm những giá trị cốt lõi không chỉ là việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.

“Trong thời đại của sự thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta và là nền tảng để xây dựng và phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp, từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung,” Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Chương trình THQG Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

PV