Tại hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do MTTQ Việt Nam tổ chức sáng 13/4, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Ủy viên Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu thực tế có thể phát sinh các vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chẳng hạn như chậm trễ hoặc cản trở công dân thực hiện các quyền dân chủ; hoặc lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để kích động, gây rối làm ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm mất tính chính danh, uy tín của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Vì vậy, ông đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về chế tài, về các hình thức xử lý vi phạm khi thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở như đã nêu.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, phải quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo luật, nhất là trách nhiệm của công chức, cơ quan nhà nước trong bảo làm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

“Cần nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra đối với những phản ánh của nhân dân về những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Những vi phạm về đất đai, quy hoạch, dân biết hết. Khi dân phản ánh thì phải vào cuộc thanh tra, cùng với đó, thanh tra nhân dân cũng có thể phối hợp làm được việc này”, ông Đỗ Duy Thường nói.

Thực hiện cho được các quyền của dân

GS Hoàng Chí Bảo, nguyên chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ, việc có được đạo luật về dân chủ ở cơ sở là bước đột phá, là bước tiến rất quan trọng trong việc xây dựng nền dân chủ Việt Nam.

Theo GS Hoàng Chí Bảo, dự thảo luật phải chú trọng làm rõ mối quan hệ giữa luật pháp và dân chủ. Nguyên tắc hàng đầu phải chú ý là dân chủ phải thuận với pháp luật, đúng với pháp luật và pháp luật bảo vệ quyền dân chủ của người dân.

GS Hoàng Chí Bảo

Nêu lên 3 chủ thể thực hiện quyền dân chủ là người dân - doanh nghiệp -công chức, viên chức, GS Hoàng Chí Bảo đề nghị, dự thảo Luật phải đặc biệt chú trọng vào người dân ở xã (địa bàn nông thôn, chiếm tỉ lệ lớn trong cộng đồng dân cư). Cùng với dân chủ ở xã thì cũng không xem nhẹ dân chủ ở đô thị khi mà hiện nay một số nơi không còn tổ chức mô hình HĐND phường, quận.

“Nếu chúng ta thành công chống tham nhũng, quan liêu, thực hiện cho được các quyền của dân thì luật này sẽ có bước đột phá trong xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để nhân dân tham gia cùng Nhà nước xây dựng và phát triển đất nước.”, GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu khẳng định, việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là việc làm cần thiết để thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trực tiếp và gần nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về “... phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Mặt khác, đây cũng là là yêu cầu khách quan để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

Theo ông Châu, nếu luật này được thông qua và thực hiện tốt sẽ là cơ sở chính trị, pháp lý để thúc đẩy đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

Thu Hằng

Chủ tịch Quốc hội: 'Nóng ruột vô cùng' trước lãng phí đất đai, tài sản công

Chủ tịch Quốc hội: 'Nóng ruột vô cùng' trước lãng phí đất đai, tài sản công

Nêu thực tế lãng phí từ đất đai, tài sản công, mua sắm công còn rất lớn, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ “nóng ruột vô cùng” và yêu cầu giám sát có địa chỉ, tập trung vào vụ việc lớn cụ thể để cảnh tỉnh, răn đe.

Kiến nghị xử lý loạt cán bộ liên quan sai phạm đất đai ở Bình Dương

Kiến nghị xử lý loạt cán bộ liên quan sai phạm đất đai ở Bình Dương

Hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, cơ quan điều tra cho rằng, cần xử lý nghiêm, kỷ luật về Đảng và chính quyền đối với loạt cán bộ liên quan sai phạm đất đai ở Bình Dương.

Buông lỏng quản lý đất đai, chủ tịch phường ở Đắk Lắk bị cách chức

Buông lỏng quản lý đất đai, chủ tịch phường ở Đắk Lắk bị cách chức

Chủ tịch và phó chủ tịch phường ở Đắk Lắk bị cách chức do buông lỏng quản lý đất đai và trật tự xây dựng.