Ngày 6/10, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 35 tuổi trú tại Thái Nguyên được Bệnh viện C Thái Nguyên chuyển đến với chẩn đoán theo dõi bệnh dại.

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, làm nghề thợ xây. Cách thời điểm vào viện 1 tháng, bệnh nhân bị mèo cắn vào tay (không nhớ vị trí cắn). Sau một tuần, con mèo chết. Bệnh nhân không đi tiêm phòng dại. Hai ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau nhức người, đau cột sống thắt lưng. Sau khi tắm, bệnh nhân xuất hiện kích thích, buồn chồn, tức ngực, khó thở, sợ gió sợ nước, tăng tiết đờm dãi, khạc nhổ nhiều lần.

benh dai.png
Để phòng bệnh dại, các tốt nhất là tiêm vắc xin. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân được chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong tình trạng kích thích, bồn chồn, vật vã, sợ nước sợ gió, tăng tiết, khạc nhổ thường xuyên, không ăn không uống được. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân vẫn hôn mê, đã được an thần, thở máy, kết quả xét nghiệm xác định mắc bệnh dại.

Vì vậy, để phòng chống bệnh dại, tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

Khi bị chó, mèo cắn nên:

- Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng virus tại vết cắn.

- Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.

- Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.

- Tiêm vắc xin dại hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn. Cần đến khám ở trung tâm vắc xin để được tư vấn.

Với động vật cắn người cần cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có virus cũng nên tiêm phòng.

Nát má vì lại gần xem chó ănEm bé 3 tuổi bước lại gần xem chó nhà đang ăn nên bị cắn xé làm nát má, lộ cơ, mô mỡ. Một trường hợp khác cũng bị chó nhà cắn phải phẫu thuật múc nhãn cầu.