1. Bù Gia Mập là tên huyện thuộc tỉnh nào nước ta?

  • Đắk Nông
  • Lâm Đồng
  • Bình Phước
  • Tây Ninh
Chính xác

Huyện Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Phước, diện tích khoảng 1.064km2. Vị trí của huyện thuộc khu vực chuyển tiếp cao nguyên và đồng bằng, do đó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.

Người Xtiêng là dân tộc sinh sống lâu năm tại tỉnh Bình Phước. Một số nghiên cứu cho rằng tiếng của đồng bào Xtiêng ảnh hưởng tới tên gọi của nhiều địa danh thuộc tỉnh, ví dụ huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp, xã Bù Nho, Đa Ria, Đắk Ơ.

Chữ “bù” hay “bu” có nhiều nghĩa, nhưng thường để chỉ người. Tiền tố “bù” trước tên địa danh có thể là cách người Xtiêng gọi nơi có cộng đồng người sinh sống. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác có cách giải thích cụ thể cho tên huyện Bù Gia Mập.

2. Huyện Bù Gia Mập từng là một phần của huyện nào?

  • Bù Đăng
  • Bù Đốp
  • Lộc Ninh
  • Phước Long
Chính xác

Trước năm 2009, huyện Bù Gia Mập là một phần của huyện Phước Long cũ. Đến năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết chia huyện Phước Long thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Hiện huyện gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù Gia Mập, Đa Kia, Đắk Ơ, Đức Hạnh, Phúc Nghĩa, Phúc Văn và Phước Minh.

3. Huyện có đường biên giới với Campuchia hay không?

  • Không
Chính xác

Phía Bắc huyện Bù Gia Mập giáp với nước Campuchia và có đường biên giới dài khoảng 60km. Trong quá khứ, vùng giáp biên giới của huyện là nơi quân Giải phóng và bộ đội chính quy miền Bắc hoạt động mạnh, bảo vệ đường ống dẫn dầu dài 5.000km từ biên giới phía Bắc chảy vào tỉnh Bình Phước. Tên huyện Bùi Gia Mập cũng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc tới như điểm cuối của con đường Trường Sơn huyết mạch, đưa sức người và của tới chi viện cho miền Nam.

4. Tỉnh Bình Phước không giáp với tỉnh nào sau đây?

  • Bình Thuận
  • Lâm Đồng
  • Đồng Nai
  • Bình Dương
Chính xác

Bình Phước là tỉnh lớn nhất miền Nam với diện tích khoảng 6.873km2. Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có chung đường biên giới với Campuchia dài 240km.

Địa bàn tỉnh có ưu thế về các loại cây nông nghiệp, công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu. Ngoài ra, Bình Phước cũng có nhiều mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với hơn 20 loại khoáng sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao.

Về địa lý, phía Đông tỉnh giáp Đắk Nông và Lâm Đồng. Phía Tây giáp Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp Bình Dương, Đồng Nai. Tỉnh Bình Phước không nằm cạnh Bình Thuận.

5. Đâu là thành phố của tỉnh Bình Phước?

  • Gia Nghĩa
  • Đồng Xoài
  • Chơn Thành
  • Phú Riềng
Chính xác

Đồng Xoài là thành phố của tỉnh Bình Phước, nằm cách TP.HCM 100km về phía Bắc, diện tích đạt 169km2 và dân số khoảng 127.000 người. Thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, sở hữu vị trí thuận lợi, nằm trên điểm giao của quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741, nối liền các địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Đây cũng là tuyến đường huyết mạch nối Tây Nguyên với nước bạn Campuchia.