Giá xăng giảm 10-20 đồng/lít

Giá xăng giảm 10-20 đồng/lít

Giá xăng dầu trong nước hôm nay (14/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng giảm nhẹ giá xăng, tăng giá dầu.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 12/3/2024

Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 12/3 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 7/3.

Theo đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu (trừ dầu mazut) được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giảm.

Cụ thể, giá xăng E5 giảm xuống 22.510 đồng/lít. Giá xăng RON95 hạ còn 23.550 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm còn 20.470 đồng/lít, giá dầu hoả giảm về mức 20.600 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 7/3 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 23.550 - 370
Xăng E5 RON 92-II 22.510 - 240
Dầu diesel 20.470 - 300
Dầu hỏa 20.600 - 180

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/3/2024 

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 12/3 hồi phục sau khi giảm sâu vào phiên trước.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 8h42' ngày 12/3 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 82,41 USD/thùng, tăng 0,2 USD, tương đương 0,24% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 78,07 USD/thùng, tăng 0,14 USD, tương đương 0,16% so với phiên liền trước.

Trong phiên đầu tuần (11/3), giá xăng dầu quốc tế tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá dầu Brent đã về mức 81 USD/thùng.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 20h36' ngày 11/3 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 81,47 USD/thùng, giảm 0,61 USD, tương đương 0,74% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 77,25 USD/thùng, giảm 0,76 USD, tương đương 0,97% so với phiên liền trước.

gia xang dau 1 1575 1575.jpg
Giá xăng dầu suy giảm. Ảnh: Oilprice

Giá dầu kéo dài đà giảm của tuần trước do lo ngại nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc được công bố cuối tuần qua cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi giảm phát kéo dài 5 tháng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế nhận định sự gia tăng giá tiêu dùng của nước này có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% Trung Quốc đặt ra trong năm nay được nhiều nhà phân tích cho là khó đạt được trong bối cảnh nền kinh tế nước này vẫn đang trì trệ kéo dài trong khi niềm tin của người dân còn yếu. Việc Trung Quốc thiếu các kế hoạch kích thích lớn để vực dậy nền kinh tế khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng.

Mặt khác, nhiều người cũng hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết hạn chế sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).

Khảo sát của Bloomberg và Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC+ trong tháng 2 cao hơn tháng trước, khi một số quốc gia vẫn sản xuất vượt quá hạn ngạch. Điều này tác động khiến giá dầu suy yếu.

Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị kéo dài tại Trung Đông và Nga đã hạn chế đà sụt giảm của giá dầu.

Các cuộc đàm phán quốc tế về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đang rơi vào bế tắc. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn. Mới đây, Ukraine đã từ chối lời kêu gọi đàm phán chấm dứt chiến tranh với Nga của Giáo hoàng Francis.

Giới đầu tư đang chờ đợi loạt báo cáo tháng 3 của các tổ chức lớn, bao gồm OPEC, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sẽ được công bố trong tuần này.

Trong tuần trước, giá dầu thế giới giảm khá mạnh với dầu Brent giảm 1,8% và dầu WTI giảm 2,5%.