Trái ngược với quan điểm cho rằng giới trẻ ngày nay chỉ quan tâm đến môi trường ảo trên Internet, một bộ phận đáng kể thanh thiếu niên mới lớn vẫn bị mê hoặc bởi những đồ vật và trải nghiệm trong thế giới thực.

Thời gian gần đây, biên tập viên Jemima Lewis của The Telegraph đến nhiều thư viện ở Anh và nhận ra một điều đáng mừng: rất ồn ào, mang bầu không khí gần giống như lễ hội.

Tại các khu vực công cộng, dành cho những độc giả không phải là thành viên thư viện, mọi bàn ghế đều có người ngồi. Thành phần cũng đa dạng, nhiều chủng tộc, giới tính và đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của giới trẻ.

gen z 1.jpeg
Giới trẻ mang đến luồng sinh khí mới cho thư viện. Ảnh: Telegraph.

Việc này không chỉ là minh chứng cho giá trị của nguồn tài nguyên học thuật mà thư viện cung cấp. Trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người, thanh thiếu niên - độ tuổi được cho là dành quá nhiều thời gian trên Internet - lại hào hứng với trải nghiệm thực tế tại thư viện.

Một cuộc khảo sát gần đây ở Mỹ cho thấy Gen Z (những người sinh ra từ nửa cuối thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010) và Millennials (từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) đến thăm thư viện thường xuyên hơn cha mẹ hoặc ông bà của họ.

Ngay cả trong số những người “không xác định mình là độc giả”, khoảng 1/4 đến thư viện ít nhất một lần mỗi năm.

Thanh thiếu niên yêu thích thư viện vì những nơi này an toàn, thoải mái, miễn phí và có tính thẩm mỹ. Điều đó tạo ra các khung hình đẹp mắt trong bài viết trên Instagram hoặc video TikTok.

Giới trẻ thường xuyên sử dụng Internet vẫn có hứng thú với những đồ vật và trải nghiệm “thế giới thực” nhất định. Một thư viện - nơi chất đầy sách cũ và con người thực sự sinh sống - giàu có về mặt vật chất đến mức gần như mang lại trải nghiệm bùng nổ giác quan.

Đây cũng là một nơi tuyệt vời để gặp gỡ mọi người. Nếu cả hai đều còn trẻ và đang ở trong thư viện, rất có thể họ cùng sở thích. Sự im lặng mang tính học thuật làm tăng thêm trải nghiệm mới lạ: phải giao tiếp bằng mắt và trò chuyện qua ghi chú chuyền tay.

Và hơn hết, đó là giá trị của sách. Thế hệ Z đang trở thành nhóm độc giả lớn, đặc biệt là với sách giấy. Mặc dù trong túi thanh thiếu niên luôn là những thiết bị gây mất tập trung vô hạn nhất từng được phát minh, nhiều người vẫn muốn chọn sử dụng một phần công nghệ của thế kỷ 15. Họ thích trải nghiệm thực tế với sách, có tính khép kín và đòi hỏi sự tập trung cao.

gen z 2.jpeg
Đọc sách cùng người lạ trong quán bar, một trào lưu được thúc đẩy bởi mạng xã hội. Ảnh: The New York Times.

Đôi khi, có một chút gì đó lạ lẫm trong cách đọc của giới trẻ. Ví dụ, ở New York, cơn sốt mới nhất do TikTok thúc đẩy là đọc sách với người lạ trong quán bar. Bạn phải mua vé trước, sau đó tất cả tập trung tại một địa điểm sành điệu nào đó và ngồi im lặng trong 30 phút, đọc bất kỳ cuốn sách nào mình mang theo. Giống như một phiên bản đắt tiền của trải nghiệm đến thư viện, ngoại trừ việc sau đó tất cả đều uống nước và nói chuyện về sách.

Với thế hệ sinh ra trong thập niên 1970-1980 như Jemima Lewis, điều này có thể gây khó chịu. Cô xem đọc sách là thú vui riêng tư trong khi TV hay rạp chiếu phim mang nhiều tính chất xã hội hơn.

Tuy nhiên, Jemima Lewis vẫn hoan nghênh những độc giả trẻ. Bởi họ biết điều gì tốt cho chính mình, vì tìm kiếm sự kết nối giữa mọi người, tìm thấy vẻ đẹp và niềm vui ở những địa điểm cũ và mang lại sức sống mới cho thư viện.

Cuốn sách giúp độc giả không bị lừa dối bởi những con số'Nghệ thuật tư duy dựa trên dữ liệu' giúp người đọc thấy được giá trị của dữ liệu, cũng như biết cách để không bị lừa dối bởi những con số, vì dữ liệu có thể được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau là chia sẻ của tác giả Hoàng Hữu Đà.