LỜI TÒA SOẠN:

Tuần đầu tháng 4/2024, thông tin về việc lần đầu tiên Đồng Nai lập đội thí điểm bắt chó thả rông và TP Thủ Đức, TP.HCM triển khai trở lại hoạt động này nhận được sự chú ý của nhiều độc giả. Ngay sau lần đầu tiên "ra quân", TP Biên Hoà lên kế hoạch lập thêm 30 đội bắt chó thả rông. Điều này cho thấy, việc để chó mèo chạy ngoài đường thiếu sự giám sát của chủ nuôi, không có xích hay rọ mõm tại các khu dân cư, chung cư đang gây ra sự bức xúc, vì tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, thậm chí an toàn tính mạng người dân. 

Thực tế, đây là vấn đề tồn tại từ lâu, song chưa được xử lý triệt để vì nhiều lý do như ý thức chủ nuôi, chế tài xử lý chưa đủ mạnh...

VietNamNet mở diễn đàn “Làm thế nào để dẹp dứt điểm nạn chó thả rông?”. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.

Xin chân thành cảm ơn!

Đây là đội chuyên trách bắt chó thả rông đầu tiên được thành lập ở TP.HCM, nhằm đảm bảo an toàn cho người đi đường và cảnh quan đô thị.

Đội thường xuyên tổ chức đi tuần tra tại các khu vực công cộng, tuyến đường đông dân cư, vây bắt chó thả rông trên địa bàn.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-15-2.jpg

Việc thành lập xuất phát từ phản ánh của người dân và kế hoạch của UBND TP Thủ Đức về phòng chống bệnh dại ở động vật giai đoạn 2022-2030.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-19-2.jpg

Theo anh Mai Hoàng Tiến (phường Hiệp Bình Chánh), đội chính thức hoạt động từ tháng 11/2022. Đến nay, đội đã bắt giữ hơn 200 con chó thả rông.

Khi tuần tra, các thành viên của đội mang theo dụng cụ chuyên dụng, tiếp cận và vây bắt những con chó chạy rông ngoài đường, không rọ mõm. 

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-10-2.jpg

Anh Ninh Văn Hiếu (đội phó đội tuần tra) đang vây bắt một chú chó hung dữ, có dấu hiệu của bệnh dại trong chiều ngày 4/4. Ngay sau đó, cả đội phải sử dụng xịt khuẩn để vệ sinh.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-8-2.jpg

Các thành viên của đội đều đã được tập huấn, trang bị kỹ năng nhận biết chó dại và vây bắt. Các anh cũng được tiêm phòng nhiều lần.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-4-2.jpg

Một người dân khóc nức nở khi cún cưng bị vây bắt. Chị liên tục xin được thả chó và hứa không tái phạm việc thả rông.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-5-2.jpg

Sau khi được giải thích, chủ chó đồng ý cho đội tuần tra mang chó đi và sẽ đóng phạt vào hôm sau. Trước khi "chia tay", người phụ nữ ôm chặt chó cưng và nhờ đội chăm sóc.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-13-2.jpg

Một số người dân khi thấy lực lượng vây bắt chó nhà mình liền chạy vội đến can ngăn, muốn được đóng phạt để đưa chó về ngay.

Tuy nhiên, theo quy định, để nhận lại vật nuôi, chủ nhân phải xuất trình được sổ tiêm phòng của chó và nộp phạt theo quy định. Mức phạt là 400 nghìn đồng đối với chó thả rông và 1,5 triệu đồng vì không rọ mõm, đeo dây xích cho chó.

Trong trường hợp không xuất trình được sổ tiêm phòng, chủ nuôi phải đăng ký tiêm rồi đóng phạt thì mới được mang chó về.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-7-2.jpg

Sau khi bắt chó, các thành viên của đội tuần tra sẽ lần lượt đánh số, chụp ảnh, ghim vị trí để thông báo cho chủ tới nhận diện.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-1-3-2.jpg

Nhiều người dân giữ chặt chó nuôi khi đội tuần tra đi qua. 

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-11-2.jpg

Chứng kiến đội bắt chó thả rông làm việc, rất nhiều người dân đồng tình, ủng hộ. Họ bày tỏ việc thả rông chó không chỉ gây mất vệ sinh khu dân cư mà còn vô cùng nguy hiểm nếu chúng cắn người.

W-cho-tha-rong-nguyen-hue-2-2.jpg

Chó bị bắt được mang về địa điểm tạm giữ ở Ban chỉ huy quân sự phường Hiệp Bình Chánh và được chăm sóc đầy đủ.

Sau 48 giờ, nếu không có người đến nhận, chó sẽ được giao cho trường trung cấp nông nghiệp, đơn vị thú y để nghiên cứu khoa học hoặc xử lý theo quy định.

Những câu chuyện thực tế, ý kiến góp ý để dẹp nạn chó thả rông, phóng uế, cắn người bừa bãi xin gửi về địa chỉ: noidung_tphcm@vietnamnet.vn  
Tông phải chó ngã gãy tay, bắt đền ai đây?

Tông phải chó ngã gãy tay, bắt đền ai đây?

Chó thả rông phóng uế bừa bãi, có thể cắn bất cứ ai, đặc biệt chạy qua đường gây tai nạn giao thông. Một người đi đường tông phải chó ngã gãy tay thắc mắc “ai là người chịu trách nhiệm?”.