Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Phó chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, rối loạn cương là tình trạng không có khả năng thực hiện hoặc duy trì dương vật đủ để thỏa mãn hoạt động tình dục.

Bệnh lý này thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi và cảnh báo đến năm 2025 có khoảng 15% nam giới thế giới (322 triệu nam giới) trên 65 tuổi bị tác động.

Cũng theo bác sĩ Dũng, thời gian gần đây, bệnh nhân rối loạn cương đến thám thường xuất hiện ở các bệnh nhân có bệnh lý đi kèm như trầm cảm, đái tháo đường, tăng huyết áp. Do tâm lý tự ti, tuổi tác cao, thiếu niềm tin vào kết quả điều trị, rất nhiều người không tìm đến bác sĩ để được khám, tư vấn mà một bộ phận lớn tự tìm đến "bác sĩ Google" để giải quyết. Việc này dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh nhân rối loạn cương.

Hiên nay, ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như uống thuốc điều trị, Bệnh viện Bình Dân áp dụng kỹ thuật đặt thể hang nhân tạo. Đây được xem là phương pháp tối ưu được áp dụng đối với các bệnh nhân điều trị thuốc ức chế men không hiệu quả. Kỹ thuật này được áp dụng, điều trị thành công cho hơn 300.000 nam giới bị rối loạn cương tại Mỹ.

Theo đó, thiết bị được phẫu thuật gắn ẩn bên trong cơ thể có tác dụng như một "công tắc" kích hoạt dương vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh và bạn đời sau phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo lên đến hơn 90%.

Theo bác sĩ Dũng, thời gian gần đây, bệnh nhân rối loạn cương đến thám thường xuất hiện ở các bệnh nhân có bệnh lý đi kèm như trầm cảm, đái tháo đường, tăng huyết áp. 

Theo TS.BS Benjamin Chua - Chuyên gia Tư vấn và Điều trị Cấp cao về Phẫu thuật Mạch máu Trung tâm Mạch máu và Can thiệp Nội mạch VIC Singapore, khi điều trị bệnh lý này các bác sĩ thường để ý tới việc máu di chuyển trong động mạch mà ít để ý tới dòng việc tĩnh mạch bị rò cũng gây ra việc dương vật không cương cứng được. Do đó, việc sử dụng phương pháp siêu âm Doppler và chụp CT thể hang có cản quang sẽ phát hiện chứng rối loạn cương do rò tĩnh mạch hay thông động tĩnh mạch gây ra. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể quyết định dùng phương pháp can thiệp nội mạch.

“Hầu hết bệnh nhân sẽ thử dùng thuốc trước nhưng những thuốc này sẽ không hiệu quả với các trường hợp rò rỉ tĩnh mạch và thiểu năng động mạch. Nếu rối loạn cương dương xuất phát từ thiểu năng động mạch, bệnh nhân sẽ hưởng lợi từ thủ thuật nong mạch và đặt stent động mạch thẹn giúp cung cấp máu đến động mạch dương vật. Nếu là rò rỉ tĩnh mạch, chúng tôi sẽ điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp thuyên tắc rò rỉ tĩnh mạch. Đa số trường hợp đều có kết quả tích cực sau điều trị", TS.BS Benjamin Chua chia sẻ.

Theo nghiên cứu, 70% trường hợp rối loạn cương tới từ các nguyên nhân tổn thương thực thể như: những bệnh lý ảnh hưởng mạch máu, hạn chế dòng máu tới dương vật như: Đái tháo đường, bệnh tim, huyết áp cao hoặc tăng cholesterol trong máu… Phổ biến nhất là bệnh xơ vữa động mạch hang dương vật, nguyên nhân do hút thuốc và đái tháo đường.

Xơ vữa động mạch đi kèm thoái hóa tự nhiên sẽ làm giảm khả năng giãn của động mạch và giãn cơ trơn thành mạch, giảm lượng máu đi đến dương vật. Dùng trazodone, ma túy, rượu và bệnh hồng cầu hình liềm có khả năng gây xơ hóa dương vật, giảm lưu lượng máu cần thiết tới dương vật để cương cứng; nam giới bị giảm testosterone trong máu (mãn dục nam), tăng prolactin do tuyến yên tiết ra, suy tuyến giáp… có nguy cơ cao bị rối loạn cương.

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp bảo vệ và cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với các trường hợp béo phì, lười vận động hoặc mắc các bệnh tim mạch. Nam giới có thể tham gia các hoạt động như: chạy bộ; đi bộ nhanh; đạp xe; bơi sẽ giúp lấy lại “bản lĩnh đàn” ông tốt hơn. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyến cáo nam giới nên bỏ thuốc lá và sử dụng ít đồ uống có cồn để đảm bảo an toàn cho khả năng sinh lý.

Thủy Tiên