Nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam (25/10/1945 – 25/10/2011), xin giới thiệu một số lãnh đạo và các cán bộ xuất sắc của ngành.

TIN BÀI KHÁC
Nụ hôn nóng bỏng của sao Việt trên sân khấu
Cẩn thận với tương ớt '3 không'
Hà Nam: Bị cự tình, đến nhà người yêu tự thiêu
Cường 'đô-la' và Cường Luxury thành lập CLB siêu xe
Chán đời, đốt hơn 100 xe sang
Vụ 'ôm' 288 tỷ, Ngọc Thúy bị chồng cũ ngược đãi?
Việt Nam vừa nhận 2 tàu chiến hiện đại của Nga

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung) là một trong những nhà tình báo xuất sắc của Việt Nam. Ông sinh ngày 12/9/1927 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ông nhập ngũ năm 1952, được kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam (1953).

 
Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn 

Trong suốt 23 năm (1952-1975), Phạm Xuân Ẩn hoạt động trong lòng địch, thường xuyên tiếp xúc với quan chức cấp cao của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Ông đã lấy được nhiều tài liệu tình báo có giá trị chiến lược phục vụ kịp thời trong từng giai đoạn cuộc Kháng chiến chông Mỹ của nhân dân ta.

Năm 1990, Phạm Xuân Ẩn được thăng hàm Thiếu tướng. Ngày 20/9/2006, nhà tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn qua đời tại Quân Y viện 175, hưởng thọ 80 tuổi.

Ông được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng lực luợng vũ trang nhân dân năm 1976

Nữ anh hùng Nguyễn Thị Ba.

Nữ tình báo Phạm Thị Ba sinh năm 1917 tại xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bà tham gia cách mạng năm 1932, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1936.

Nguyễn Thị Ba

Trước Cách mạng tháng Tám, bà làm liên lạc và vận động quần chúng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ (1940). Giai đoạn 1940-1945, bà làm liên lạc cho cơ quan bí mật của Đảng tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Giai đoạn 1945-1954, bà làm nhân viên tài chính, cán bộ phụ vận tỉnh Long An. Từ 1954-1961, bà là liên lạc cho Xứ ủy Nam Bộ tuyến Cà Mau – Sài Gòn. Từ 1961-1975, bà được cấp trên giao trọng trách làm giao liên tình báo, liên lạc đưa tin tức của ông Phạm Xuân Ẩn ra căn cứ suốt 15 năm.

Trong điều kiện địch kiểm soát gắt gao, Nguyễn Thị Ba khôn khéo, mưu trí, giữ vững liên lạc thông suốt giữa nội thành với căn cứ kháng chiến, bảo đảm liên lạc hàng chục đầu mối an toàn.

Với những chiếc công xuất sắc, bà được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức.

Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc) sinh năm 1922 tại Thanh Trì, Hà Nội. Năm 1949, ông nhập ngũ và kể từ đây đời hoạt động tình báo của ông bắt đầu.

Đặng Trần Đức 

Giai đoạn 1949-1975, ông được giao nhiệm vụ tình báo chiến lược hoạt động nội tuyến trong hàng ngũ địch, điều kiện hoạt động khó khăn, nguy hiểm luôn bị địch giám sát, theo dõi.

Nhưng ông đã mưu trí, khôn khéo lấy được nhiều tin tức, tài liệu của địch báo cáo về trung tâm kịp thời đầy đủ chính xác, giúp cấp trên chủ động chỉ đạo đánh địch có hiệu quả, tránh được nhiều thiệt hại, tổn thất cho nhân dân và Quân đội.

Năm 1990, Đặng Trần Đức được phong hàm thiếu tướng, giữ chức Cục trưởng cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Ngày 26/3/2004, ông qua đời tại quân y viện 175, hưởng thọ 82 tuổi.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978.

Nhà tình báo Đào Phúc Lộc.

Ông Đào Phúc Lộc (tức Hoàng Minh Đạo) sinh năm 1923, quê ở thị xã Móng Cái – Quảng Ninh. Ông tham gia cách mạng năm 1938 và hy sinh tháng 11/1969, chức vụ khi hi sinh là Ủy viên Thường vụ khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Bí thư kiêm Chính ủy phân khu I.
Đào Phúc Lộc

Đầu năm 1945, ông được đồng chí Trường Chinh giới thiệu qua làm Chính trị viên Trại giải phóng quân Trung ương ở Hà Nội do đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy.

Tháng 10/1945, ông được giao giữ chức Trưởng Phòng Tình báo – Bộ Tổng Tham mưu. Đồng chí là một trong những người đầu tiên xây dựng nền móng ngành Tình báo Quân sự Việt Nam những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tháng 9/1948, ông được trên chỉ định là đặc phái viên của Cục Tình báo – Bộ Tổng tư lệnh vào Trung Nam Bộ và Nam Bộ công tác.

Tháng 10/1949, ông được Bộ Tư lệnh chỉ định làm trưởng ban Quân báo Nam Bộ, Trưởng ban Quân báo miền Đông và được bổ sung vào xứ ủy Nam Bộ, ủy viên phụ trách binh vận.

Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, ông đã triển khai có hiệu quả việc củng cố Phòng Quân báo Nam Bộ, Quân báo các khu 7, 8 theo tiêu chuẩn vững chắc về chính trị, trong sạch nội bộ, có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan tham mưu nghiên cứu về địch cho cấp ủy Nam Bộ và các khu.

Ông đã triển khai kịp thời việc xây dựng quân báo phân liên khu miền Đông và miền Tây do Nam Bộ chỉ huy, đồng thời đồng chí được trên chỉ định lãnh đạo, chỉ đạo quân báo phân liên khu miền Đông Nam Bộ, đồng chí đã chủ động, tích cực xây dựng, củng cố tổ chức, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ ngành Tình báo quân sự ở các khu.

Ông không những làm tốt nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Tình báo miền Đông Nam bộ mà còn tận tình giúp đỡ phái đoàn tình báo của Trung ương vào Nam Bộ xây dựng lực lượng Tình báo mật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới.

Để phát huy hiệu quả của tình báo chiến lược, ông đã chủ động chuyển các Lưới tình báo có hiệu lực của Nam Bộ và các khu 7, 8, 9 cho Trung ương.

Trong số các Lưới điệp báo chuyển cho Trung ương đã có Lưới phát huy tác dụng từ năm 1947 và tồn tại đến năm 1958 và được đồng chí Giám đốc Nha Liên lạc đánh giá là Lưới Điệp báo xuất sắc.

Từ 1957 đến tháng 11/1969, ông được trên quyết định chuyển sang công tác tại Ban Binh vận của thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ông là một cán bộ trung kiên của Đảng. Có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, ông luôn lấy mục tiêu lý tưởng của Đảng để phấn đấu, lấy nhiệm vụ của người Đảng viên để tự đánh giá mình.

Xét thành tích, công lao, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 31/7/1998.

(Theo Đất Việt)