- Món quà dù bé nhỏ nhưng đó là những tình cảm chân thành nhất của người bác sĩ đã nghỉ hưu gửi đến đất nước, nhân dân Nhật Bản.


TIN BÀI LIÊN QUAN

TS Việt Nam học giải mã 'tính cách Nhật'

Cuộc sống ở Tokyo sau thảm họa
Clip gia đình Nhật hồi sinh từ hoang tàn
Chuyện 50 người bảo vệ nhà máy hạt nhân
Nghe ca khúc "Kiên cường lên, nước Nhật"

Clip cảm động về tình bạn hai chú chó giữa sóng thần

Cô gái Việt quyết ở lại cảm tử với chồng Nhật


Bức thư gửi nhân dân Nhật Bản


84 tuổi, bước đi cũng chậm hơn xưa nhưng những lời kể của người bác sĩ đã nghỉ hưu Đinh Nhật Hạnh về đất nước, con người Nhật vẫn thật sinh động, hào hứng.


Bác Đinh Nhật Hạnh với bài thơ gửi đến người dân Fukushima và đất nước Nhật Bản.

Ông chia sẻ: “Còn nhớ hồi năm 1942 khi học ở Huế, tôi có ông anh làm công cho một hãng buôn đồ sứ của Nhật. Gia đình chúng tôi có mua một bộ đồ thờ do họ sản xuất. Trải qua bao nắng mưa, cho đến nay, qua hai cuộc chiến tranh nó vẫn còn nguyên vẹn, rất đẹp”.

Từ lúc biết màu hoa anh đào hồi 12 tuổi qua sách vở, đến nay khi đã 84 tuổi ông vẫn yêu say đắm màu hoa ấy như chính tình yêu với hoa đào của dân tộc. Niềm ao ước được đến thăm Nhật Bản vẫn luôn cháy bỏng trong ông.


Hôm nay tới ngoài số tiền quyên góp, bản thân ông còn có món quà đặc biệt khác chính là bài thơ “Khúc tưởng niệm thảm họa Fukushima 11.3” viết bằng tiếng Việt (chuyển thể sang tiếng Nhật).


Không thay đổi niềm tin ở người Nhật


Có mặt trong buổi lễ Lễ quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị động đất, sóng thần tại Nhật Bản do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghĩ Việt Nam – Nhật Bản phát động có chị Vũ Minh Châu, một người trẻ từng học tập, làm việc tại Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ quyên góp, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới nhân dân, Đảng, Chính phủ Việt Nam về sự giúp đỡ và tấm thịnh tình dành cho đất nước Nhật Bản.


Chị cho biết: “Thật may là thành phố nơi mình từng học tập không nằm trong tâm của trận động đất, sóng thần. Tuy nhiên, khách hàng chính của công ty làm về du lịch của mình tại Hà Nội lại nằm ở hai thành phố chính là Fukushima và Sendai”.


Ngày 11/3, ngay khi có tin động đất, sóng thần các chị đã gọi điện có lẽ cả nghìn cuộc gọi cho các khách hàng thân thiết, đối tác để hỏi han tình hình nhưng rất ít trong số đó gọi được. Vùng Fukushima sau đó phải 2 ngày sau mới liên lạc được.


Chị Châu cho hay mình có nhiều bạn bè ở Nhật. Mọi người rất bình tĩnh. Tất đề
u nói nếu nguy hiểm họ sẽ chuyển sang vùng khác an toàn hơn nhưng sẽ ở lại đây.

"Cảm động là có trường hợp khách hàng ở Việt Nam gọi điện đến cho công ty mình nhờ đặt vé cho người thân của họ ở Nhật Bản về nước nhưng người thân bên kia nhất quyết không về vì như họ nói: “Nhật Bản bây giờ đang cần chúng con.


Đó là những người hiện đang làm công tác giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả".


Suốt những ngày qua, ngày nào chị Chậu cũng bật đài NHK để nghe tin tức bằng tiếng Nhật. “Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản 2-3 ngày đầu sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng từ ngày 3-4 chỉ số trên đã tăng nhanh trở lại. Nguyên nhân chính là ở sự ứng xử nhanh, chuyên nghiệp của người Nhật. Chính điều này vô hình chung đã làm tăng “quyền lực mềm” cho họ”.


Chị Châu cũng tâm sự: “Dù tình hình ở Nhật Bản đang khó khăn nhưng chúng tôi sẽ ở lại, gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Đơn giản vì chúng tôi tin rằng với bản lĩnh, tinh thần và trí tuệ Nhật, đất nước sẽ sớm vượt qua khó khăn để nhanh chóng trở về vị trí dẫn đầu nền kinh tế thế giới”.


Chia sẻ nỗi đau bằng hành động cụ thể


Có mặt trong buổi lễ quyên góp có bác Lê Thị Bình 64 tuổi, hiện đang sinh hoạt ở CLB Văn hóa Việt Nhật. Bác tâm sự: “Điều làm tất cả chúng ta cảm phục là khả năng chịu đựng, nén đau thương để khắc phục khó khăn của họ”.


Quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản

Từng là chuyên viên biên-phiên dịch tiếng Nhật, ngày trước bác cũng đã nhiều lần được sang Nhật Bản công tác theo đoàn của Bộ Thủy sản. Nước Nhật trong bác vừa có vẻ đẹp hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, thanh bình. “Ví dụ như Sendai hồi còn làm ở Bộ thủy sản, chúng tôi sang thăm đối tác có trụ sở ở đó. Thành phố không to lắm nhưng rất yên tĩnh và đẹp”.

Dù đã nghỉ hưu nhưng bác Bình vẫn rất nhiệt tình trong công tác biên dịch, giới thiệu văn hóa Nhật cho anh em trong CLB..


Từng có quãng thời gian học tập tại Nhật Bản vào những năm 90 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hội Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (VJA), PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình chia sẻ: “Với tôi và nhiều anh em khác, Nhật Bản đã trở thành “quê hương thứ hai”. Chỉ sau ít ngày phát động quyên góp ủng hộ quỹ của hội đã nhận được hơn 200 triệu đồng.


1 tỷ 61 triệu VNĐ, 20.000 YEN (tiền Nhật), 550 USD là tổng số tiền các tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ trong buổi Lễ quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị động đất, sóng thần tại Nhật Bản do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghĩ Việt Nam – Nhật Bản phát động. Đợt quyên góp bắt đầu từ 18/3-31/3/2011.


Văn Chung