Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 có 100% huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; 30% số thôn được công nhận đạt chuẩn thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu. Đặc biệt, để nâng cao thu nhập cho người dân, các địa phương đã đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị.

Toàn tỉnh đã quy hoạch được 1.640ha vùng sản xuất rau an toàn; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, với gần 1.100 trang trại , 33 xã chăn nuôi lợn, 38 xã chăn nuôi gia cầm, 21 xã chăn nuôi bò thịt và 22 xã chăn nuôi bò sữa. Về hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi, tỉnh đã hỗ trợ hơn 2.680 tấn giống chất lượng cao, hơn 3.770 con lợn nái ngoại hậu bị; gần 12.500 con bò nái, góp phần nâng cao năng suất, giá trị cây lúa chất lượng cao từ 4,3-13 triệu đồng/ha/vụ; ngô biến đổi gen tăng 4,3 triệu đồng/ha so với giống lúa, ngô thường. 

W-164a2107-a1-1.jpg
Mỗi năm gia đình ông Bùi Bằng Phúc ở thôn Làng Chanh, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo chăn nuôi 3 vạn con gà thịt cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
W-164a2091-a2-1.jpg
Mỗi năm gia đình ông Bùi Bằng Phúc đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng từ đàn gà.
W-164a2023-a3-1.jpg
Hộ chăn nuôi vỗ béo bò thịt của gia đình ông Vũ Văn Thìn, thôn Kim Đê, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, mỗi năm nuôi 15 con bò thịt, thu lãi gần 300 triệu đồng. 
W-164a1966-a4-1.jpg
Hộ chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Kim Đê, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, hiện nay đang nuôi 20 con bò sữa đang cho thu hoạch khoảng 400kg sữa/con/ngày, thu lãi khoảng 2 triệu đồng/ngày
W-164a1611-a5-1.jpg
Tỉnh phấn đấu giai đoạn 2021-2025, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 1,5% năm và phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại chiếm 75% tổng đàn, chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại chiếm 10% tổng đàn, chăn nuôi lợn quy mô trang trại chiếm 55% tổng đàn và chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại chiếm 60% tổng đàn. 
W-164a1542-a6-3.jpg
Mô hình xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tại hộ Nguyễn Quốc Tuấn ở thôn Vân Trục, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch phát huy hiệu quả.
W-164a1510-a7-1.jpg
Mô hình xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tại hộ Nguyễn Quốc Tuấn ở thôn Vân Trục, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch phát huy hiệu quả.
W-164a1485-a8-1.jpg
Mô hình xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap tại hộ Chu Thị Mười ở xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô phát huy hiệu quả.
W-164a1444-a9-1.jpg
HTX Vân Hội, xã Vân Hội, huyện Tam Dương có 5ha sản xuất rau-quả an toàn, mỗi tháng thu hoạch khoảng 10 tấn sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương, tạo việc làm ổn định cho 47 hộ thành viên. 
W-164a1395-a10-1.jpg
Mô hình hỗ trợ sản xuất rau-quả an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với diện tích 5ha ở Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội, xã Vân Hội, huyện Tam Dương.
W-164a1368-a11-1.jpg
Vườn rau của Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội.
W-164a1341-a12-2.jpg
Mô hình hỗ trợ sản xuất rau-quả an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với diện tích 5ha ở Hợp tác xã Rau an toàn Vân Hội, xã Vân Hội, huyện Tam Dương.