Theo ước tính có khoảng 100 tỷ khẩu phần mì ăn liền được tiêu thụ hàng năm trên toàn thế giới. Hai bảo tàng mì ăn liền có trụ sở tại Osaka và Yokohama được thành lập bởi công ty Nissin Foods để vinh danh Andō Momofuku – Người sáng lập công ty và thương hiệu mì ăn liền Cup Noodles nổi tiếng nhất Nhật Bản, cũng là cha đẻ đã phát minh ra mì ăn liền.

Sau khi qua cửa vào ở tầng 1, du khách sẽ ngay lập tức được đến với đường hầm mì ăn liền “Instant Noodles Tunnel” (Hầm Mì Ăn liền) với các sản phẩm mì ăn liền của Nissin được trưng bày theo dòng thời gian được ra mắt trên thị trường từ năm 1958. Đây cũng là điểm check-in vô cùng nổi tiếng trong suốt nhiều năm qua.

Khách tham quan có thể tìm hiểu về Andō Momofuku và Câu chuyện mì ăn liền, xem phim giới thiệu, tham quan phòng nghiên cứu của ông Andō và tham dự các trò chơi giải đó. Ngoài ra, hãy sáng tạo với vỏ những hộp mì theo cách riêng của mình cùng 5.460 sự kết hợp hương vị khác nhau để thưởng thức tại nhà.

Nằm trong một sân nhỏ yên tĩnh ở vùng ngoại ô thành phố New Delhi (Ấn Độ), bên trong một tòa nhà bê tông, Sulabh là bảo tàng toilet đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Nơi đây trưng bày từ loại nhà vệ sinh làm bằng gạch của người Harappa cổ xưa xây gần Pakistan thời Trung Cổ, cho tới những toilet thời hiện đại với hệ thống xả nước tự động. Ngoài ra, bảo tàng có cả chuỗi xí bệt, loại chậu đựng nước tiểu, đồ đạc trong nhà vệ sinh, chậu rửa và rất nhiều tài liệu như tranh, ảnh, đồ họa. Bên trong bảo tàng nhỏ còn có các loại toilet mới sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Những hiện vật quý có thể kể tới là bồn giật nước có từ năm 1596 của Sir John Harrington, phụ tá nữ hoàng Elizabeth I, một chiếc khác có gắn ngọc của nữ hoàng Victoria, nhiều toilet lắp bàn phía trên lấy từ Anh và một cặp ghế để đi vệ sinh được trang trí tỉ mỉ của Áo.

Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ chiếc toilet của Pháp với bề ngoài giống như một chồng sách, chiếc khác của Anh lại có hình dạng như rương kho báu.

Được đặt tại Công viên nước Đài Bắc ở quận Zhongzheng, bảo tàng này là nơi lưu giữ lại lịch sử hệ thống nước được sử dụng trên khắp Đài Loan. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng từ những đường ống nước cho tới các nhà máy lọc hay chạm bơm nước.

Đây cũng là điểm đến thu hút không ít các đoàn làm phim hay những ai ưa tìm hiểu về kỹ thuật. Bên cạnh bảo tàng là một công viên nước với nhiều trò chơi vô cùng hấp dẫn.

Bảo tàng thất tình là một không gian triển lãm chuyên trưng bày những kỷ vật tình yêu và lời chia sẻ về những mối tình đã qua. Nơi đây được tạo ra với mục đích trân trọng và chia sẻ ký ức của những cuộc tình đã tan vỡ. Những câu chuyện của tình yêu và mất mát cũng được gửi gắm trong đó, nhằm giúp người đóng góp và khách tham quan có thể tìm sự an ủi và đồng cảm cho mình. 

Những kỷ vật trưng bày bên trong được mọi người khắp nơi trên thế giới gửi đến, từ Anh, Nhật Bản, Philippines, đến Trung Quốc, Bulgaria... Bảo tàng không giới hạn thể loại và kích thước của các đồ vật. Đó có thể là một chiếc nhẫn, một tấm ảnh thậm chí là một mảng tế bào da... Chỉ cần vật đó mang một kỷ niệm và câu chuyện tình yêu thật. 

Được sáng lập bởi hai nghệ sĩ là J.D.Healy và Catherine Shultz với mục đích duy nhất để "mọi người trân trọng cuộc sống hơn", bảo tàng này không chỉ trưng bày bộ sưu tập khổng lồ về cái chết mà còn trưng bày cả các bản sao dụng cụ khám nghiệm tử thi.

Đây cũng là nơi cung cấp những bằng chứng sống động về các hành vị tội các của con người đối với đồng loại và nhắc nhở chúng ta cần cảnh giác trước những tư tưởng và hành động cực đoan.

Hãy tạm quên đi những bộ sưu tập xe cổ điển thường thấy, tới Southport, du khách sẽ tìm thấy một bảo tàng chỉ toàn máy cắt cỏ. Nơi đây thu hút du khách bởi trưng bày bộ sưu tập máy cắt cỏ từng thuộc sở hữu của những người giàu có và nổi tiếng trên thế giới như: Alan Titchmarsh, Nicholas Parsons hay thậm chí cả Công nương Diana và Thái tử Charles.