Theo ông Phạm Hồng Quảng, trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số là một nội dung quan trọng, là giải pháp chính, là xu thế tất yếu và là cơ hội cho các địa phương, các doanh nghiệp (DN) vượt lên. Chuyển đổi số không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của CNTT mà chuyển đổi số là “nút đột phá” trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi đó, dữ liệu và công nghệ số sẽ làm thay đổi toàn diện mô hình hoạt động, quy trình sản xuất, cách thức cung cấp sản phẩm, kết quả đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh trong xã hội.

Ông Phạm Hồng Quảng, hiện lộ trình chuyển đổi số ở Quảng Nam đang triển khai theo đúng chủ trương, chiến lược của Chính phủ về Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số...

Về lộ trình cụ thể, tỉnh xác định mục tiêu lâu dài là thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Quảng Nam vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ; khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các DN số có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Quảng Nam  1.png

Chuyển đổi số đã tạo ra các giá trị mới

- Ông có thể khái quát về những kết quả bước đầu đạt được từ quá trình chuyển đổi số của tỉnh đã và đang tạo ra các giá trị mới cụ thể?

Trong năm 2023, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh tiếp tục được lãnh đạo tỉnh và các cấp các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, công tác chuyển đổi số ngày càng lan tỏa và được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, với 3 trụ cột chính là Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong đó, triển khai chính quyền số là một nội dung trong chuyển đổi số, là quá trình ứng dụng CNTT, đưa toàn bộ hoạt động của coq quan nhà nước lên môi trường số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, nhằm phục vụ người dân, DN tốt hơn, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.

Tiếp tục duy trì, phát huy các kết quả, nền tảng chuyển đổi số đạt được cũng như triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các nền tảng mới, ứng dụng dùng chung tạo nền tảng để hình thành Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, DN, góp phần thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Các dịch vụ công toàn trình ngày càng được cải tiến và thuận tiện giúp giảm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính, đem lại sự hài lòng cho người dân, DN...

Quảng Nam  2.jpeg

Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được tập trung tại trung tâm nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ các ứng dụng, dịch vụ, dữ liệu dùng chung, cũng như tránh tình trạng phát triển ứng dụng, dịch vụ manh mún, riêng lẻ tại các cơ quan, đơn vị.

Có thể thấy, chuyển đổi số đã tạo ra các giá trị mới, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tăng cường tính chính xác và tiết kiệm tài nguyên. 

Chuyển đổi số đã thúc đẩy môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ công; Đồng thời, tạo ra môi trường khuyến khích sáng tạo và đổi mới.

Trong thời gian qua, các Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập, triển khai được xem là những “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương nhằm hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các nội dung về chuyển đổi số...

Sẵn sàng chia sẻ, liên thông, kết nối dữ liệu

- Hạ tầng số là một trong những yếu tố quan trọng để triển khai thành công về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Ông đánh giá thế nào về hạ tầng số ở địa phương và có đề xuất đầu tư?

Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 1.428.322 thuê bao điện thoại. Tỉ lệ thuê bao điện thoại thông minh đạt 76,8%.

Đã triển khai kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% các xã trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai đầu tư: Dự án Xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2025 với các hạng mục: Nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, bảo đảm năng lực triển khai Chính quyền số; Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã; Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Quảng Nam; Xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu mở, Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh; Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC) toàn tỉnh đến nay một số hạng mục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Dự án nâng cấp, triển khai hệ thống lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh và hệ thống chữ ký số tập trung...

Quảng Nam  3.JPG

Việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam, đóng vai trò nền tảng, kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam; sẵn sàng chia sẻ, liên thông, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành, bộ ngành thông qua hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương.

Trung tâm tích hợp dữ liệu là công trình thuộc dự án Xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, do Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí là 249 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương.

UBND tỉnh đã ủy quyền cho Sở TT&TT vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu. Hiện nay, Trung tâm tích hợp dữ liệu sử dụng hiệu quả, đảm bảo yêu cầu của tỉnh đặt ra, bảo đảm cho các hoạt động chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.

Nguyễn Hiền (thực hiện)

Ảnh: Nguyễn Nam