- Không hẹn mà gặp, trước khi buổi đối thoại trực tuyến về đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 diễn ra ở Hà Nội, từ TP.HCM và Hà Tĩnh, những chuyên gia giáo dục, kinh tế đã nghị 5 việc cần làm trước khi thực hiện đề án. Thậm chí, với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, số tiền 70.000 tỷ đồng vẫn là chưa đủ?

BÀI LIÊN QUAN


Nhà báo Kim Dung và các khách mời trực tuyến. Ảnh Lê Anh Dũng

Nhà giáo Trần Đình Trợ (Hà Tĩnh): 5 công đoạn dọn đườngVới dự toán 70 nghìn tỷ, nhiều người cho rằng, đó là một số tiền quá lớn. Những người đó chắc đã quên một chân lý đơn giản: "Đầu tư cho

giáo dục là đầu tư lãi nhất".

Số tiền đó quả là ít ỏi, khi nhìn vào những việc cần làm với ngành giáo dục hiện nay.

Theo tôi, để làm được những điều mà đề án vạch ra, ít nhất phải dùng đến 170 nghìn tỷ. Trước khi làm “cái 70 nghìn tỷ”, cần có khoảng 100 nghìn tỷ “dọn đường”. Mà phải “dọn đường” rất kỹ lưỡng, bằng 5 công đoạn sau đây:

1 - Kiểm kê tài sản tất cả quan chức giáo dục.


Nhà giáo Trần Đình Trợ

Từ hiệu trưởng các trường, cho tới bộ trưởng, dù đương nhiệm hay đã nghỉ hưu, nếu có tham chính trong thời gian thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần trước (từ 1981 đến nay), đều phải được kiểm kê.
Lấy số lương tháng đã nhận, trừ số tiền chi tiêu, có ngay phần dư ra hàng tháng. Sau đó nhân lên mười lần, nghĩa là cho phép “cải thiện” gấp 9 lần lương chính. Số tài sản còn lại, nếu không lý giải nổi, tức
khắc tịch biên. Chiểu theo pháp luật để xử trí các sai phạm. Tiền thu hồi được, sung vào quỹ cải cách giáo dục.

Cũng cần chuẩn bị phương án, phòng khi guồng máy giáo dục bị tê liệt ngay sau khi kiểm kê.

2 -Thanh tra toàn bộ số tiền đầu tư cho cải cách giáo dục lần trước.

Đây là việc không mấy khó khăn, nếu đã tiến hành xong bước thứ nhất. Trả lại cho các công ty thiết bị trường học những thiết bị đang “đắp chiếu” trong kho các trường. Trả lại cho các nhóm tác giả, những bộ sách giáo khoa mà thầy trò đánh vật mãi. Kiểm kê thêm tài sản, của người thân các tác giả của đề án cải cách giáo dục lần trước, thu hồi lại số tiền các “đoàn tham quan giáo dục
nước ngoài”.

"70 nghìn tỷ đồng là một số tiền lớn. Nhưng ném nó vào giáo dục, cũng như ném đứa trẻ vào một khu rừng đầy thú dữ. Nếu có người từng trải dọn đường, hy vọng đứa trẻ được an toàn. Hy vọng đứa trẻ sẽ trưởng thành và góp sức cải tạo rừng sâu"– nhà giáo TRẦN ĐÌNH TRỢ, Hà Tĩnh.

3- Thẩm tra lại tất cả các văn bằng đang sử dụng

Việc này liên quan đến toàn xã hội, nên rất khó khăn. Cần mời một tổ chức quốc tế có uy tín đảm đương, và phải tiến hành công khai minh bạch.
Chỉ cần thẩm tra các văn bằng từ thạc sĩ trở lên. Cũng nên châm chước ít nhiều, nhưng không nhân nhượng những văn bằng quá “dổm”.
Thu hồi số tiền cấp du học sai đối tượng, thu hồi toàn bộ danh hiệu NGND, NGƯT đã trao nhầm người, thu hồi các loại tiền thưởng đã traocho các con bệnh, suốt thời gian trầm kha trong những cơn thành tích của ngành giáo dục.

4 - Kiểm tra lại trình độ giáo viên toàn quốc.

Năng lực của người thầy đứng lớp đang là nỗi lo lớn nhất. Điểm đầu vào các khoa sư phạm giảm dần, kéo theo chất lượng giáo viên xuống theo.

Việc kiểm chứng đúng sai không khó. Đặc biệt khi các thạc sĩ, tiến sỹ, các PGS, GS đã “danh chính” rồi, thì chính họ sẽ “ngôn thuận” để ngồi xem xét trình độ giáo viên.

Có thể cho các giáo viên tham gia thi môn mình dạy cùng học sinh, ngay kỳ thi ĐH&CĐ sắp tới. Hay yêu cầu các thầy giải vài bài trong SGK, hoặc dạy ngay một bài mà thầy giáo đó thường dạy. Cũng có thể chọn những học sinh ngoan, làm giám khảo.

5 - Điều chỉnh để mọi học sinh đều “ngồi đúng lớp”.

Mọi người cho rằng, ngành giáo dục dung túng sự yếu kém của học sinh. Lại nói, học sinh ngày nay cũng thích “ngồi nhầm lớp”. Sao lại trách các em, khi người lớn cũng chen nhau “ngồi nhầm chỗ”. Khi các thầy đã "ngồi đúng ghế", thì dễ dàng mời học sinh “ngồi lại cho đúng lớp”

Kết luận:

70 nghìn tỷ đồng là một số tiền lớn. Nhưng ném nó vào giáo dục, cũng như ném đứa trẻ vào một khu rừng đầy thú dữ. Nếu có người từng trải dọn đường, hy vọng đứa trẻ được an toàn. Hy vọng đứa trẻ sẽ trưởng thành và góp sức cải tạo rừng sâu.

100 nghìn tỷ là kẻ dọn đường. Các bước “dọn đường” trên, có tính liên hoàn. Vững bước đầu tiên, sẽ mạnh dạn bước tiếp theo.

Nhưng khó nhất, là đặt bước đầu tiên đơn giản ấy. Nên cần phải có nhiều tiền, để thuê người giỏi trong nước lẫn chuyên gia nước ngoài.

Tiền công phải vượt xa số tiền, mà họ có thể bị hối lộ. Số tiền 100 nghìn tỷ không đủ cho ngần ấy việc nhưng số tiền thu lại, cũng không nhỏ. Tiền thu lại của bước này, chắc sẽ đủ dùng cho bước
kia. Mà biết đâu, “quy trình 5 bước” sẽ tự hoàn đủ vốn, và tiền dư ra còn hơn 70 nghìn tỷ?

Khi đó, cứ giao tiền dư cho “người mới” và “người cũ sót lại” của “quy trình 5 bước”. Và chúng ta hãy hoàn toàn tin tưởng khi những người đó bắt đầu thực hiện đề án.

Và đây sẽ là một đề án vô tiền khoáng hậu, lợi ích to lớn, lại không mất tiền của nhân dân vô ích.

Khi đó, hỏi có ai dám nghi ngờ “đầu tư vào giáo dục là lãi nhất” nữa không?

Nhà giáo Trần Hữu Tá: Huy động trí tuệ xã hội

GS Văn học Trần Hữu Tá (ĐH Sư phạm TP.HCM) sinh ở Hà Nội, hiện đang sống ở TP.HCM. Ông đã có kinhnghiệm 53 năm giảng dạy, từng tham gia viết sách giáo khoa khi còn chủ trương nhiều bộ sách trong cả nước.

Đầu tiên, tôi ghi nhận thiện chí của Nhà nước, không chỉ vỗ về, nói suông, mà phải thực sự quan tâm tới giáo dục mới có có khoản dự toán đó.


Nhà giáo Trần Hữu Tá
Với giáo dục, để thực sự bậc phổ thông có bộ mặt tươi tắn, thích hợp thì số tiền phải gấp 10 lần 70.000 tỷ đồng.

Tôi nghĩ, các vị lãnh đạo ngành giáo dục khi có số tiền như thế chắc chắn đã tính toán, xem xét nhiều điều kiện.

Nhưng chỉ cần căn cứ phản ứng của dư luận những ngày gần đây, thì quyết định đó hình như chưa thỏa đáng.

Đương nhiên, như GS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu, bất cứ khoản nào trên 11.000 tỷ đồng thì đều được Quốc hội duyệt. Tôi ngờ rằng, với đề án mới đưa ra, Quốc hội khó thông qua lắm, vì tôi tin vào sự tỉnh táo của Quốc hội như từng có với vụ tàu siêu cao tốc.

Bởi vì, những người có trách nhiệm phải trả lời được những nội dung:

Phải chứng minh một cách thuyết phục để toàn dân biết, dù mới 9 năm, nhưng chương trình và sách giáo khoa hiện hành đang bất cập.

Khi dư luận phản ứng về số tiền 70.000 tỷ, các vị giải thích khoản chi cho chương trình và sách giáo khoa chỉ chiếm 1/70. Chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, còn 50% là xây dựng cơ sở vật chất, sao lại lấy tên đặt cho đề án.

Nói một cách hình ảnh, như Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh” với nhân vật chính là Thúy Kiều, người ta gọi đó là Truyện Kiều chứ không ai đặt tên Truyện Thúc Sinh, Truyện Hoạn Thư. Cách đặt tên không được cân nhắc chu đáo cũng làm khó cho Bộ.

Tiếp theo, cứ đồng ý với cách giải thích là đề án này còn làm nhiều chuyện khác, vậy thì điểm xuất phát từ đâu? Chương trình và sách giáo khoa chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông, là nóc của ngôi nhà chứ không phải hạ tầng.

Ngôi nhà nhà giáo dục phổ thông cần phải xây từ móng. Muốn xây từ móng, phải trả lời được 5 câu hỏi.

Thứ nhất, đổi mới xuất phát từ triết lý giáo dục nào. Tôi được biết, hiện đang có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về triết lý giáo dục.

GS Nguyễn Minh Thuyết đang giao lưu với độc giả. Ảnh VietNamNet

Khi có triết lý rồi thì xác định được mục tiêu cho từng giai đoạn. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “đào tạo con người mới chung chung” hay là đào tạo nhân cách hài hòa cho lớp trẻ, hay là cái gì nữa?

‘Những việc như thế này nên đưa lên trang webcủa Bộ GD-ĐT. Nên tin vào dân trí của mình nâng cao, nên tin vào trítuệ tập thể của hơn 1 triệu giáo viên. Để không đẽo cày giữa đường,
hẳn Bộ có bản lĩnh lọc lựa. Bộ nên giải thoát những khó khăn do chính
mình tự tạo’ – GS TRẦN HỮU TÁ, TP.HCM

Thứ ba, một loạt vấn đề mang tính kỹ thuật của ngành còn chưa được giải quyết như phân ban hay không, vừa rồi phân ban thất bại, vậy có tiếp tục phân ban; thời gian của giáo dục phổ thông là 10, 11 hay 12năm; thời lượng học học một buổi hay hai buổi…

Thứ tư, điều kiện hoạt động giáo dục của các vùng miền khác nhau đang có khoảng cách xa quá, nếu chưa xóa đi được thì phải rút ngắn khoảng cách về hoàn cảnh, điều kiện dạy và học khác nhau ở các nơi.

Ở vùng cao, vùng sâu, bước đầu phải có đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất. Trong dự toán, một nửa số tiền của 70.000 tỷ đồng dành để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Xây dựng trường lớp là đối tượng béo bở cho tham nhũng hoành hành.

Ở Trùng Khánh Trung Quốc mà tôi từng đọc trên báo, có mấy ngôi trường bị sập do làm ăn dối trá, ăn bớt vật liệu. Nếu không cẩn thận, chuyện nước bạn sẽ là chuyện nước mình vì ở ta cũng có không ít tiền lệ tiêu cực trong xây dựng giáo dục.

Điều thứ năm, là người trong ngành giáo dục 53 năm, tôi thấy, muốn cải cách phổ thông, phải cải cách sư phạm; muốn nâng cao chất lượng phổ thông, điều kiện tiên quyết là nâng cao chất lượng sư phạm, tức là nâng cao chất lượng đào tạo thầy đào tạo thầy giáo mới và bồi dưỡng, nâng cấp những người đang đứng trên bục giảng.

Việc đào tạo sư phạm hiện nay đang báo động đỏ, nhất là ở các trường đại học địa phương, trường mới mở. Còn về tập huấn giáo viên hiện nay, cứ thử hỏi lại nghiêm túc người làm bồi dưỡng xem hiêu qua đên đâu.

Khi 5 vấn đề chưa được trả lời, xin đừng tạo nên tạo sự xúc động không cần thiết bằng cách đưa thông tin mập mờ.

Những việc như thế này nên đưa lên trang web của Bộ, càng nhiều người biết càng tốt. Nên tin vào dân trí của mình nâng cao, nên tin vào trí tuệ tập thể của hơn 1 triệu giáo viên trong ngành. Chỉ cần 1/10 góp ý, thì như tinh thần của người xưa, ba anh thợ giày bằng một ông Gia Cát. Bây giờ có thể có 100.000 ông thợ giày, để không đẽo cày giữa đường, hẳn Bộ có bản lĩnh lọc lựa. Bộ nên giải thoát những khó khăn do chính mình tự tạo.

Điều cuối cùng tôi muốn nói, nếu được đổi tên Thúc Sinh thành Thúy Kiều thì tôi đề xuất tên gọi của đề án nên là đổi mới, nâng cấp ngành giáo dục phổ thông.

Ông Phan Chánh Dưỡng: Liệu có thể đưa người đã làm chìm tàu tiếp tục lái con tàu mới?


Ông Phan Chánh Dưỡng

Là một nhà giáo từ Cà Mau, những năm đầu của cuộc đời là thời gian đứng lớp, làm hiệu trưởng tiểu học và bây giờ, đang tham gia giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ Fulbright, nhưng cả cuộc đời của ông là làm kinh tế.  Ông là thành viên của nhóm Thứ Sáu,hiện đang sống ở TP.HCM. Ngoài một số nội dung mà GS Trần Hữu Tá đã nêu, ông Phan Chánh Dưỡng đặt vấn đề về tính trách nhiệm của những người đứng ra thực hiện cải cách giáo dục.

Những người làm cải cách giáo dục có nhận ra họ là những người đã làm thất bại hay không.

Đóng một chiếc tàu còn đòi hỏi nhiều công nhân, huống hồ đây là chiếc tàu giáo dục, chở chứa 12 năm của đời người.

Liệu có thể đưa người đã làm chìm tàu tiếp tục lái con tàu mới?

Như vậy, cải cách đầu tiên là cải cách con người. Những người có trách nhiệm xây dựng đề án đổi mới giáo dục phổ thông tư duy có đủ rộng mở để tiếp nhận ý kiến của quảng đại quần chúng và lắng nghe một cách thật sự?

Những người có trách nhiệm xây dựng đề án đổi mới giáo dục phổ thông có mở ra sự tham gia rộng rãi của những người phụ trách về tư duy có đủ rộng mở để tiếp nhận ý kiến của quảng đại quần chúng và lắng nghe một cách thật sự? – Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG, TP.HCM

Điều đầu tiên, họ phải đổi mới chính mình. Có dám thừa nhận là họ đã sai? Chỉ khi nào thấy được sự cầu thị này thì mới tin rằng họ đổi mới chính mình.

Sau khi tự đổi mới, họ đưa ra được cách thức làm việc, và điều không thể thiếu là tiếp nhận được ý kiến của những người quan tâm tới giáo dục thực sự.

Cải cách giáo dục thì công khai, minh bạch, chi phí ở đâu để dùng cái đó kiểm tra toàn bộ, không được phép có chỗ đen tối, không phải cớ để chia lại những khoản tiền khổng lồ.

Điều tiếp theo, mục tiêu cải cách  là gì? Có phải tạo ra toàn cừu Đolly hay những con người xã hội lương thiện?

Phải chăm sóc trình độ và đời sống của đội ngũ giáo viên vì hai yếu tố đó mới đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hạ Anh (thực hiện)