Chi tiêu quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc, 11% năm nay và 12,7% năm ngoái, đã tạo đà cho sự quả quyết ngày càng lớn của họ trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Chi tiêu quân sự Ấn Độ - Trung Quốc. Cột 1: Mức chi tiêu quân sự nói chung (tính theo triệu USD). Cột 2: Chi tiêu quân sự tính theo đầu người (USD). Cột 3: Chi tiêu quân sự trong GDP


Một ví dụ cụ thể là tranh cãi chủ quyền ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác, thậm chí là cả sự đụng chạm với Ấn Độ cũng ở chính Biển Đông. Và Ấn Độ có cần phải lo lắng?

Cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 1962 vẫn còn như ngày hôm qua. Tranh chấp biên giới vẫn căng thẳng xung quanh khu vực Arunachal Pradesh. Những năm ngân sách quốc phòng liên tục gia tăng hai con số đã hiện đại hoá quân đội Trung Quốc. Trung Quốc cũng không ngừng xây dựng hoặc mua sắm các vũ khí hiện đại, bao gồm việc ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình nội địa J-20 và cả một tàu sân bay. Vậy còn Ấn Độ?

Những nhà chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng 2010-2011. Con số tính theo tỉ USD. Lần lượt từ trái qua phải: Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ

Chỉ huy quân đội VK Singh đã cảnh báo rằng, khả năng tiến hành tác chiến của quân đội sẽ bị đe dọa bởi sự chậm trễ ra quyết định trong quá trình mua sắm. Cảnh báo này được Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đồng thuận.

Thách thức đối với Ấn Độ, IISS cho biết, là không có khả năng giải ngân vì tham nhũng, quan liêu trì hoãn và không đạt hiệu quả trong quá trình mua sắm. Ấn Độ không thiếu hụt kinh phí. New Delhi là nhà mua sắm vũ khí hàng đầu thế giới. Ngân sách quốc phòng tăng gần 12% trong năm ngoái.

Hợp đồng gần đây với việc mua máy bay chiến đấu từ Dassault Rafale của Pháp được gọi là "mẹ của mọi thương vụ". Tuy nhiên, Ấn Độ còn phải mất một số năm nữa mới bắt kịp Trung Quốc. Tổng chi tiêu quân sự của Ấn Độ được cho là vẫn ở mức khiêm tốn - trong năm nay khoảng 40 tỉ USD.

Thái An (theo Indiatimes)