Năm 2024 là năm đầu tiên thực hiện EPR tại Việt Nam và hi vọng EPR sẽ cho chúng ta thấy sự khởi đầu tích cực, chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.

W-rác thải.png
Sản phẩm tái chế viên đốt RPF nhằm biến rác thải nhựa, rác thải túi nilon, rác thải giấy thành năng lượng sạch.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam quy định rõ, nhà sản xuất, nhập khẩu có 2 trách nhiệm: trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.

Hiện nay có khoảng hơn 400 hệ thống EPR khác nhau trên toàn cầu mà các quốc gia đang áp dụng. EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR, và EPR là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

EPR là một công cụ chính sách phổ biến trên thế giới đồng thời là công cụ rất hiệu quả trong quản lý chất thải. Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường. Trong đó nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.

PV